Kiến thức Đào tạo “Cãi” sếp cũng cần nguyên tắc

“Cãi” sếp cũng cần nguyên tắc

4
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamThúc đẩy khả năng “bật” của nhân viên để thích nghi với những điều kiện thay đổi không ngừng gia tăng hiện nay giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động năng suất hơn.
Người lãnh đạo có thể đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên làm quen, thích ứng với những thay đổi nói trên. Họ cần thay đổi môi trường làm việc để khuyến khích khả năng “bật” và thích nghi dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:

Lãnh đạo là phải kết nối 

Khả năng “bật” hay khả năng thích ứng với điều kiện thay đổi sẽ không tự nhiên xuất hiện. Người lãnh đạo phải từ bỏ những thói quen chạy theo thời thượng và hiểu sai khái niệm “quản lý vi mô”. Hãy dành thời gian để kết nối với nhân viên. Mỗi khoảnh khắc tiếp xúc với họ là một thời cơ cho người làm lãnh đạo.
Quản lý vi mô bao hàm sự nghi ngờ. Lãnh đạo, nói cách khác cần xây dựng niềm tin và khả năng “bật”, khả năng thích ứng cho nhân viên của mình. Điều này sẽ xoá đi sự ác cảm đối với công tác quản lý vi mô, vì nhiều nhà quản lý cho rằng, tôi thuê những nhân viên giỏi, phân công công việc cho họ và cũng có thể sa thải họ. Quan điểm sai lầm! Phong cách lãnh đạo này sẽ không có tác dụng trong những thời điểm khó khăn. Khi người quản lý ra đi, những thái độ tiêu cực sẽ có cơ hội bùng phát. 
Công việc lãnh đạo chính là xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Khi nhân viên cư xử không đúng mực với bạn, thay vì nói: “lần sau hãy cư xử cho phải phép!” hay “Hành động này sẽ đươc ghi vào lý lịch của anh!” thì bạn hãy dành thời gian để chỉ bảo anh ta. 
Thay vì “tống cổ” anh ta bởi lối cư xử không đẹp, người lãnh đạo nên giải thích tại sao công việc của người nhân viên là nên làm thế này hoặc thế kia. Điều này rất quan trọng đối với tương lai của anh ta và bạn. 

Thay đổi các biểu tượng, tạo dựng niềm tin 

Một nhân viên than phiền với sếp: “Tất cả khách hàng đáng ghét đều đến đúng lúc đóng cửa để mua hàng.”
Biểu tượng, thông điệp anh ta/ cô ta muốn đưa ra là: Hết giờ mở cửa. 
Khi người lãnh đạo nói: “Chẳng có dòng chữ nào trong cuốn điều lệ làm việc này nói rằng anh phải về nhà đúng thời gian đóng cửa. Chúng ta có thể mở cửa và để khách hàng vào mua thêm một chút. Tôi luôn có khoản dự trù trong ngân sách để trả cho khoảng thời gian làm ngoài giờ.”
Người lãnh đạo tiếp tục: “Anh có cần về nhà đúng giờ sau khi đóng cửa hôm nay không? Nếu anh muốn về sớm, anh nên cho tôi biết sớm hơn để tôi sắp xếp người khác thay thế. Anh biết không tôi rất linh hoạt với giờ giấc, tất cả nhân viên đều phải cho tôi biết điều đó.”
Trong trường hợp này, thời gian đóng cửa là biểu tưởng của một ngày làm việc kết thúc và trở về nhà. Người lãnh đạo đã chuyển đổi hiệu quả ý nghĩa của ranh giới ngày làm việc, tăng khả năng phục vụ khách hàng, và đáp ứng được cả mong muốn không ngừng lên cao của nhân viên.
Xây dựng khả năng “bật” kết nối với nhân viên
Hãy khuyến khích nhân viên ngày một lịch sự hơn trong phong cách làm việc và cư xử. Người lãnh đạo gương mẫu sẽ thực hiện các nguyên tắc của người lãnh đạo tích cực bằng việc bản thân họ phải trở thành một người lịch sự trước hết là đối với nhân viên.
Người lãnh đạo cần bỏ qua những quan điểm như: tôi không có đủ thời gian để thực hiện những nhiệm vụ này mà thay vào đó phải là: tôi có thừa khả năng để đảm nhiệm chúng.
Trên thực tế nhân viên là những người khá khôn ngoan. Nếu lãnh đạo không đủ tự tin để thực hiện các nhiệm vụ một cách cụ thể và sau đó khuyên nhân viên tại sao nên làm như thế thì nhân viên sẽ chỉ thực hiện những điều bạn yêu cầu kiểu: bảo sao làm vậy, không làm hơn.
Tuy nhiên, thực tế nhân viên lại muốn một công việc để làm nhiều hơn là vì lý do họ được trả lương. Do vậy, người lãnh đạo phải làm cho công việc đó trở lên có ý nghĩa bằng việc thể hiện đúng tầm quan trọng của nó.

Theo Lãnh đạo

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không