Kiến thức Đào tạo Điều nuối tiếc của các doanh nhân nổi tiếng.

Điều nuối tiếc của các doanh nhân nổi tiếng.

18
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam“Đừng cố theo đuổi những việc bạn không có đam mê, bởi vì một khi bạn thích, bạn sẽ làm được nhiều điều hơn bạn nghĩ và thành công là việc trong tầm tay”.
Dù là những nhận thức dưới đây không đủ sớm để các doanh nhân làm lại từ đầu, nhưng nó lại có tác dụng giúp các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ít nhiều rút ra kinh nghiệm cho bản thân để tiến xa hơn.
– Tôi sẽ tìm công việc phù hợp

Nếu tôi biết một công việc phù hợp với thế mạnh, điểm yếu, sở thích, sở trường…. của bản thân quan trọng đến thế nào thì tôi đã đi theo hướng khác ngay sau khi tốt nghiệp ĐH. Thực tế, tôi đã đi lệch hướng trong nhiều năm với một công việc không hề yêu thích và chỉ đến khi bị sa thải, tôi mới có dịp ngẫm lại và nhận ra đam mê thực sự của mình không hiện diện trên con đường mình đã chọn. Sau đó, tôi theo nghề hướng nghiệp cho sinh viên ở các trường ĐH và tìm thấy niềm vui và sự đam mê của mình sau mỗi ngày làm việc.
Vì thế, ngày nay, tôi nói với các sinh viên của mình rằng, các bạn đừng lãng phí thời gian và tài năng quý báu của bản thân. Hãy mạnh dạn đánh giá lợi ích của những công việc mình thích và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để bắt đầu con đường sự nghiệp với niềm đam mê của mình.
                                                         – Elizabeth Venturini – Chiến lược gia sự nghiệp ở các trường ĐH

– Tôi sẽ tìm người tư vấn

Nên tìm một người tư vấn, cố vấn cho bạn trong suốt con đường sự nghiệp bởi không ai có thể biết hết mọi thứ. Nếu không có chuyên gia tư vấn ngay tại văn phòng, bạn có thể tìm một người nhiều năm làm việc, có nhiều kinh nghiệm trong ngành mà bạn yêu thích. Vì thế, bạn hãy xây dựng một hệ thống kết nối các chuyên gia để có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn trong sự nghiệp, giúp bạn tìm thấy chìa khóa thành công.
                                 – Jennifer Maguire Coughlin – Chủ tịch công ty phát triển quan hệ cộng đồng JMC
– Tôi sẽ theo đuổi đam mê của mình

Hãy làm những gì bạn yêu thích và tin tưởng vào những thành tích bạn sẽ đạt được khi theo đuổi đam mê. Một người bạn của tôi đã bỏ học và quyết định theo con đường ca hát mà cậu ta yêu thích. Năm năm sau, cậu ấy đã thành công với nhiều chuyến lưu diễn khắp cả nước và trên thế giới, cậu đã nhận được một nền giáo dục hoàn toàn khác so với giáo dục trong trường ĐH mà cậu từ bỏ. Tôi biết, nền tảng có được từ giáo dục ĐH là quan trọng với nhiều nghề nghiệp nhưng nó phải là một nghề mà bạn thực sự mong muốn. Đừng cố theo đuổi những việc bạn không có đam mê, bởi vì một khi bạn thích, bạn sẽ làm được nhiều điều hơn bạn nghĩ và thành công là việc trong tầm tay.
                                                                           – Walter Meyer – Tác giả của cuốn “Rounding Third”
– Tôi sẽ suy nghĩ cho dài hạn

Hãy lên kế hoạch cho con đường sự nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn cả tương lai, nhìn về tương lai lâu dài. Bạn nên nghiêm túc nghĩ về những gì bạn đang làm, muốn làm trong ngắn hạn và về con đường sự nghiệp lâu dài, làm thế nào để lựa chọn lúc này ảnh hưởng tốt nhất đến cuộc sống của bạn trong tương lai. 

                                                                                     – Allison O’Kelly – GĐĐH công ty Mom Corps

– Tôi sẽ lập kế hoạch sớm và sử dụng hiệu quả thời trung tâm hướng nghiệp ở trường ĐH

Tôi tốt nghiệp ĐH Georgia vào tháng 12/2005. Tôi đã có 5 năm để làm việc và cả thời gian không có việc làm kể từ khi tốt nghiệp. Nếu tôi biết trước những gì tôi biết bây giờ, tôi đã sử dụng trung tâm hướng nghiệp ở ĐH hiệu quả hơn và bắt đầu tìm việc vào mùa xuân sẽ tốt hơn nhiều là mùa thu. Tôi cũng thực hiện các công việc trong lĩnh vực tôi thích để có thu nhập trang trải cho cuộc sống trong khi đi tìm một công việc phù hợp hơn, tốt hơn cho mình.
                                                              – Ebone Smiley – Chuyên gia sáng tạo ở công ty Stella & Dot
– Tôi sẽ giảm thiểu chi phí ĐH


ĐH không phải quá đắt đỏ nhưng cũng là một gánh nặng tài chính lớn đối với tôi, vì thế, nếu quay ngược lại ngày xưa, tôi sẽ cẩn thận hơn khi chi các khoản tiền của mình và tăng cường tìm học bổng, tìm việc làm thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống. Thời kỳ ở ĐH, tôi chủ yếu dành thời gian vào việc học nhưng tôi nhận ra rằng, mình có thể làm nhiều việc hơn để giảm bớt khoản nợ nần sau tốt nghiệp.
                                                   – Andrew Schrage – đồng sở hữu Money Crashers Personnal Finance

Theo CareerBuilder/Infonet

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không