Kiến thức Đào tạo “Sạc pin” cho sếp

“Sạc pin” cho sếp

3
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamKhó khăn trong kinh doanh cũng là lúc doanh nghiệp (DN) cần năng lượng nhiều nhất. Sẽ rất khó để DN đủ năng lượng nếu như người đứng đầu “thiếu chất” trong giai đoạn này. “Sạc pin” cho sếp hay làm mới tư duy của người đứng đầu DN rất đáng để xem xét và triển khai.
Giá trị của tiểu tiết
Có dịp đi Ý, tôi được nghe nhiều câu chuyện thành công của các thương hiệu được mệnh danh là hàng hiệu. Và chuyện của một showroom của nhãn hàng LV khiến tôi chú ý.
Ai cũng biết, Ý là kinh đô của các nhãn hàng cao cấp. Rome có 16 cửa hàng của LV. Cửa hàng nào cũng kinh doanh ổn định bởi LV đã tạo được sức hút cho sản phẩm.
Nhưng chỉ có một cửa hàng luôn tập trung nhiều “tín đồ” của thương hiệu này, có khi họ phải xếp hàng chờ đợi tới lượt vào cửa tiệm. Tìm hiểu lý do mới biết, cửa hàng ấy luôn có hàng mới nhất.
16 đại lý bán hàng ngang nhau, vậy vì sao cửa hàng ấy làm được điều đó? Tất nhiên tôi không biết bí quyết để có được lợi thế của cửa hàng LV kia, nhưng tôi biết đó chính là chìa khóa thành công của họ. Họ đã biết mang thêm giá trị vào sản phẩm vốn được xem là thể hiện đẳng cấp của người dùng.
Câu chuyện của cửa hàng LV là minh chứng cho thành công từ sự khác biệt và sự khác biệt này chỉ có thể tạo dựng từ những tiểu tiết của sếp. Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, đây chính là điều giúp DN có thể bứt phá.
Nhưng một DN không dễ tạo được chỗ đứng nếu người đứng đầu không biết giá trị cốt lõi của mình là gì. Phải chăng, giai đoạn khó khăn chính là lúc sếp cần nhìn lại tầm nhìn chiến lược, mục tiêu, giá trị cốt lõi trong kinh doanh của mình?
Trong tình hình khó khăn chung, yếu tố tài chính được đặt lên hàng đầu. DN nào vững về vốn thì sẽ có thế mạnh. 
Biểu hiện vật chất khẳng định thành công của DN, nhưng thước đo thành công của sếp lại không là tiền, mà là sự bền vững của DN. Sẽ không sai nếu nói rằng kinh doanh bây giờ không phải là tiền, mà là những giá trị khác.
Tiền trở thành thứ phẩm, và thành công của DN không phải là tiền mà là sản phẩm thị trường cần và ưa thích… Như vậy, giai đoạn này, người đứng đầu rất cần khảo sát lại chiến lược kinh doanh xem có phù hợp hay không.
Thượng sách dụng mưu, trung sách dụng giao, hạ sách dụng binh. Chiến lược và quan hệ chính là nền tảng để tạo nên “phong độ” cho người dẫn đầu. 
Thế mạnh của cạnh tranh
Khi nói về kinh doanh trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế người ta thường nghĩ đến bản lĩnh cạnh tranh của chủ DN, cũng là người đứng đầu DN. Bởi, khó khăn là lúc mức độ cạnh tranh tăng cao hơn bao giờ hết.
Lúc này, tư duy cạnh tranh trong truyền thống của “sếp” là phần để ghi điểm cho quá trình điều hành. Chuyện bản lĩnh cạnh tranh trong kinh doanh thể hiện rất rõ trong giai thoại mua cừu đầu đàn: Người doanh nhân khôn ranh đã trả giá cao để mua chú cừu đầu đàn với mục đích đưa cả đàn cừu của đối thủ cạnh tranh xuống biển sau khi thất bại trong giao dịch với đối tác.
Một câu chuyện khác là hoa tulip ở Thổ Nhĩ Kỳ đã biến Hà Lan trở thành xứ sở của loài hoa này. Từ thế kỷ XVII, có một số người Hà Lan đến Thổ Nhĩ Kỳ đem hoa tulip về trồng. Sự yêu thích nhanh chóng trở thành phong trào và kinh doanh củ để trồng hoa tulip mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể.
Thời gian rộ nhất ở Hà Lan, một củ hoa tulip có giá bằng 4 con bò. Ai nấy đổ xô vào trồng, bán… để rồi khi hoa tràn ngập ở Hà Lan thì giá giảm đến đáy. Tương tự, chuyện kinh doanh chim cút ở Việt Nam những năm 1990 cũng có chung kết cục, và không có gì đảm bảo rằng nó sẽ không lặp lại.
Vấn đề ở đây là cách nghĩ ngoài chiếc hộp của chủ DN. Khi đám đông là chiếc hộp, nếu cũng đóng khung mình vào chiếc hộp đó, chắc chắn khả năng tồn tại trên thương trường là rất thấp.
Tôi tâm đắc với những câu hỏi tại sao của trẻ con, vì những câu hỏi ấy luôn dẫn đường cho chúng tìm được nhiều thứ phong phú trong cuộc sống. Hãy cứ áp dụng cách này để tìm thấy con đường mới cho DN của mình. Không dùng bản đồ cũ để tìm ra miền đất mới thì sẽ đến được nơi mình cần. 
Nói nhiều đến hoàn cảnh khó khăn nhưng thực chất, trong kinh doanh, khái niệm khủng hoảng luôn tồn tại. Đã là người đứng đầu thì không thể chờ đợi mà phải xắn tay tìm giải pháp. Tất nhiên, mỗi người có bản lĩnh riêng.
Có thể khó cải não nhưng “sạc pin” để làm mới mình, tìm cách nghĩ mới cho bản thân vẫn có khả năng thực hiện. Con người không thể là tất cả, muốn bắt thì phải thả. Hãy cứ duy trì khái niệm “hoặc là người thất thế, hoặc đang trên đường lên đỉnh vinh quang” cho DN của mình.
Kodak đã bị thay thế nhanh chóng khi máy ảnh số ra đời; Nokia, BlackBerry… những “ông lớn” của thời gian không xa trước đây, cũng đang trên đà suy giảm. Do vậy, chuẩn bị một tinh thần điều hành tốt, vững để duy trì và phát triển DN sẽ chẳng bao giờ là thừa.
GS. HÀ TÔN VINH – Chủ tịch HĐQT Stellar Management

Theo Doanhnhansaigon

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không