Kiến thức Chủ doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí và bài toán...

Chủ doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí và bài toán nâng cao hiệu quả quản lý tài chính – kế toán

137

Doanh nghiệp cơ khí kim khí với sự đa dạng các loại máy móc, dao cụ được sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài khiến chủ doanh nghiệp cũng hết sức đau đầu. Dưới đây là những vấn đề thường gặp, chủ doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí cần quan tâm để tránh khỏi những sai sót trong khâu quản lý, điều hành.

1. Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí

  • Doanh nghiệp phân phối thiết bị máy móc kim khí, cơ khí

Doanh nghiệp thực hiện phân phối các sản phẩm cơ khí, kim khí ra thị trường như các sản phẩm máy cắt, máy phay, lò nung hay dao cụ các loại, linh kiện thay thế như bulong, ốc vít

Để các sản phẩm đến tận tay những khách hàng có nhu cầu, doanh nghiệp thực hiện phân phối qua các kênh bán hàng khác nhau:

+ Kênh đại lý, nhà phân phối, trung tâm điện máy

+ Kênh bán lẻ

+ Dự án: bán theo công trình, nhà máy

  • Doanh nghiệp sản xuất thiết bị cơ khí, kim khí

Doanh nghiệp thực hiện sản xuất các thiết bị kim khí (bulong, ốc vít, que hàn, đá mài, đá cắt…), các máy móc cơ khí (máy phay, máy cắt) với các linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài

Doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy trình sản xuất phù hợp với doanh nghiệp mình từ khâu khảo sát nhu cầu thị trường, lập bản vẽ thiết kế và tập hợp chi phí, lập lệnh sản xuất, sản xuất thành phẩm cho đến phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường

chủ doanh nghiệp cơ khí, kim khí

2. Khó khăn của của chủ doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí trong công tác quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp

  • Nắm bắt kịp thời doanh số theo từng kênh phân phối, bán hàng

Việc không theo dõi và nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng kênh phân phối, mặt hàng, thị trường khiến chủ doanh nghiệp không thể biết được ở kênh phân phối hay thị trường nào doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch nhập hàng và đưa ra chính sách bán hàng, marketing phù hợp với từng kênh, thị trường khác nhau

  • Quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu cho các nhóm khách hàng khác nhau

Các nhóm khách hàng như đại lý, cửa hàng, dự án sẽ có thể có các chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau. Vì vậy chủ doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời, tránh gây thất thoát và ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

  • Kiểm soát tình hình thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng

Chủ doanh nghiệp nếu không kiểm soát được tình hình thực hiện các đơn hàng, hợp đồng để đốc thúc sản xuất sẽ dễ dẫn đến trễ tiến độ giao hàng cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp

  • Quản lý tồn kho tối thiểu

Doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí cần nắm được mức tồn kho tối thiểu để lên kế hoạch nhập vật tư, linh kiện kịp thời. Đặc biệt đối với các loại vật tư, linh kiện không có sẵn nếu không nhập về kịp thời sẽ khiến doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất

  • Đối chiếu nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu

Doanh nghiệp nếu gặp khó khăn trong việc đối chiếu nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu sẽ dễ dẫn đến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

| Đọc thêm: Kế toán doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí và những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý tài chính – kế toán

3. Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí quản lý tài chính – kế toán hiệu quả

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, chất liệu, size…) và theo dõi tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp.

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí cần như:

  • Cho phép chủ doanh nghiệp xem được báo cáo doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng hóa dịch vụ, doanh thu theo từng thị trường để giúp khách hàng phân tích chính xác mặt hàng nào bán chạy, thị trường nào doanh thu đang kém để có những chính sách bán hàng hoặc marketing phù hợp
  • Cho phép thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
  • Phần mềm cho phép tổng hợp số lượng hàng hóa từ nhiều đơn đặt hàng của các cửa hàng, đại lý, khách hàng để tiến hành nhập hàng cho phù hợp. Đồng thời cung cấp báo cáo về tình hình đáp ứng các đơn đặt hàng của cửa hàng đại lý, khách hàng (Thống kê số lượng tồn kho và số lượng đặt hàng chưa giao)
  • Cho phép thiết lập tồn kho tối thiểu cho từng vật tư hàng hóa và tự động cảnh báo khi số lượng tồn kho dưới mức tối thiểu để nhập vật tư kịp thời tránh gián đoạn sản xuất, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
  • Cho phép khai báo định mức nguyên vật liệu sản xuất cho từng thành phẩm và tự động tính toán số lượng nguyên vật liệu cần xuất kho để sản xuất, đồng thời cung cấp báo cáo chênh lệch giữa xuất dùng thực tế và định mức để điều chỉnh kịp thời tránh lãng phí.

Anh chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không