Kiến thức Đãi ngộ Bị sa thải vì…vạ miệng

Bị sa thải vì…vạ miệng

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamKhó khắn mãi mới kiếm được một công việc “ngon ăn”, thế mà bạn lại để mất nó vì một lý do lãng nhách: vì phát ngôn mấy lời ngớ ngẩn bừa bãi. Thật tai hại!
“Sếp chưa bao giờ bảo tôi làm điều đó”
Bạn nói câu này với “sếp nhỏ” khi được gia việc, điều đó chứng tỏ bạn chỉ là một tên “lính đánh thuê” không hơn không kém. Bạn không có chút sáng tạo nào, bạn là kẻ đầu rỗng, chỉ đâu đánh đấy. Chả ai thích một nhân viên như vậy. Hơn nữa, câu nói này của bạn còn chứng tỏ: Bạn rất coi thường vị “sếp nhỏ” này, với bạn, chỉ có lời ra lệnh của “sếp lớn” là có ý nghĩa thôi.
“Tôi không thể làm vì quá bận”
Dù bạn bận thật hay cố làm ra vẻ bận thì cũng đừng bao giờ nói câu đó với sếp. Nếu thực sự bạn không thể đảm đương hết nhiệm vụ mới được giao thì cũng nên tìm một lý do khác và trình bày bằng một câu nói dễ nghe hơn.
“Hôm qua sếp đã đưa cho tôi các yêu cầu hoàn toàn khác”
Đôi khi sếp cũng nhầm lẫn hoặc bị “tẩu hoả nhập ma”. Nếu sếp đưa cho bạn những yêu cầu hoàn toàn đối lập nhau trong một thời gian ngắn thì bạn cũng chỉ nên nhắc khéo sếp, đồng thời quan tâm hỏi xem liệu sếp có khoẻ không? Công việc quá nhiều, bạn có thể làm giúp được gì không?
“Đừng có quát mắng tôi”
Trong lúc nóng giận bạn có thể bị sếp quát mắng thậm tệ. Đó không phải là hành động của một ông sếp khôn ngoan nhưng nếu có lúc sếp không giữ nổi bình tĩnh thì bạn nên nhẫn nại chờ sếp qua “cơn thịnh nộ” rồi giải thích nhẹ nhàng, sếp sẽ càng phục bạn hơn mà thôi. Không nên tự biến bạn thành một nhân viên hay cãi và thích đổ dầu vào lửa.
“Đó không phải việc của tôi”
Đừng bao giờ nói câu này khi được giao một việc hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn và khả năng. Nếu muốn thử sức mình, cứ dũng cảm nhận công việc đó nhưng thành thật nói trước với sếp rằng nó khôg thuộc chuyên môn của bạn. Một là sếp sẽ cho bạn cơ hội thử sức, hai là sếp sẽ tìm người khác hợp việc hơn để giao.
“Tôi phải về sớm vì tôi mệt”
Thường xuyên xin nghỉ vì lý do sức khoẻ sẽ khiến bạn giống một nhân viên ốm đói, chả làm được việc gì ra hồn. Hơn nữa, đừng xin nghỉ vì hắt hơi xổ mũi, sếp sẽ nghĩ bạn đang trốn việc thì đúng hơn.
“Nếu không tăng lương tôi sẽ nghỉ việc”
“Cứ việc, xin mời” – Đó là ý nghĩ của mọi ông sếp khi nghe nhân viên “doạ” câu đó. Bạn nên nhớ, bạn chẳng phải là ông sao duy nhất trên bầu trời, vì thế đừng đưa ra những tối hậu thư kiểu “đường cùng” như thế. Có nhiều cách thương lượng lương hiệu quả mà khôn khéo hơn nhiều.
“Ý tưởng của sếp thật vô giá trị”
Sếp là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng đôi khi vì quá mải mê đi theo ý tưởng của mình mà quên mất thực tế vì vậy cần có những quân sư giỏi. Nhưng đừng bao giờ phủ nhận hoàn toàn ý kiến của ai đó một cách thiếu lịch sự như vậy, nhất là khi người đó là cấp trên của bạn. Chỉ một câu nói, bạn có thể phá huỷ hết tất cả những gì mình đã cất công vun đắp trong một thời gian dài.

Theo Menshealth

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không