Kiến thức Tài chính kế toán Sự khác nhau giữa lợi nhuận trước thuế TNDN và thu nhập...

Sự khác nhau giữa lợi nhuận trước thuế TNDN và thu nhập chịu thuế trong doanh nghiệp

66150

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong công tác kiểm tra quyết toán thuế
TNDN của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp thường có sự sai lệch về
thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ do cơ quan thuế xác định và lợi nhuận
trước thuế của doanh nghiệp xác định. Nhưng thường thấy thu nhập tính
thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận trước thuế theo
báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này
phải chăng là do sự thiếu nhất quán về cách xác định thu nhập tính thuế
giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, hay là có sự khác nhau giữa chuẩn mực
kế toán và luật thuế TNDN về cách xác định thu nhập chịu thuế. Vì sao
có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không?. Để
làm rõ vấn đề này ta đi xem xét một số vấn đề có liên quan đến cách tính
thu nhập tính thuế cũng như là cách hạch toán.

1.Về cách tính thu nhập tính thuế

1.1. Theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012 hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp .

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN

phải nộp

=

Thu nhập

tính thuế

x

Thuế suất

thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công
nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN

Phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

Phần trích lập quỹ KH&CN

)

x

Thuế suất

thuế TNDN

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập
chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ
các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập

tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập

chịu thuế

=

Doanh

thu

Chi phí

được trừ

+

Các khoản

thu nhập khác

1.2.Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành:

Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh + ( thu nhập khác – chi phí khác ) – (Tổng chênh
lệch tạm thời chịu thuế trong năm + Các khoản lỗ được kết chuyển theo
quy định )

Thông qua cách tính thu nhập chịu thuế
của luật thuế và chuẩn mực kế toán thì không có gì khác nhau, do đó sẽ
không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập tính thuế và lợi
nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các
chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:

2. Nguyên nhân chênh lệnh về thu nhập tính thuế TNDN và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

2.1. Về doanh thu :

– Theo thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 5 Doanh thu )

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
được xác định :Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán
hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá,
phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu
được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

  • Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.
  • Đối với hoạt
    động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho
    người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

+ Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung
ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác
định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng
dịch vụ.

+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là :

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Từ cách xác định doanh thu và chí phí
nêu trên  cho chúng ta rút ra được một số trường hợp dẫn đến sự khác
nhau doanh thu tính thu nhập tính thuế như sau:

– Đối với một số đơn vị hoạt động cung
cấp sản phảm dịch vụ thì doanh thu được xác định thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm theo lụật thuế TNDN, nhưng theo chuẩn mực kế toán thì
không đủ điều điện ghi nhận doanh thu.

Ví dụ : trong đơn vị thiết kế khi công
trình hoàn thành  theo kế toán họ chỉ ghi nhận khỏang từ 70 – 90% giá
trị hợp đồng từ vấn thiết kế vì họ bảo rằng 10% còn lại sẽ thu hồi rất
lâu vì khi nào công trình quyết toán được thì mới trả cho mình khoản 10%
còn lại này. Vì thế theo kế toán họ bảo đây là khoản doanh thu chưa
chắc có trong tương lại vì không biết là nó tăng hay giảm vì thế họ đơn
giản hóa bằng cách ghi nhận tương ứng như vậy (dựa trên số tiền người
mua trả tiền trước). Còn theo thuế thì khi có nghiệm thu phải tính doanh
thu 100% giá trị.

– Các trường hợp được xác định là doanh
thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh
thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng
nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

– Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận
trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế
toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn
doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong
hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định
theo doanh thu trả tiền một lần.

– Các khoản được giảm trừ doanh thu bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo
chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu
nhập tính thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo
chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh
thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp
thanh toán bằng tiền mặt).

2.2.  Về chi phí

Do sự khác biệt giữa những khoản chi phí
hợp lý được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán thì
được hạch toán vào chi phí còn theo luật thuế TNDN thi không được đưa
vào chí phí để tính thu nhập tính thuế, có thể điểm qua một số trường
hợp như sau:

–  Về Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Theo qui định của luật thuế TNDN thì
phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ
đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống  không được hạch
toán vào chi phí . Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xe ô
tô con dưới 9 chổ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo chuẩn
mực kế toán thì tài sản này vẫn được trích khấu hao đưa vào chi phí
theo nguyên giá TSCĐ.

– Chi phí trả lãi tiền vay:

Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản
xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ
chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Trong thực tế  các doanh nghiệp chỉ
vay ở các tổ chức tín dụng và còn vay ngoài hệ thống tổ chức tín dụng
với mức lãi suất vượt xa 150% lãi suất cơ bản, theo chuẩn mực kế toán
thì lãi tiền vay này được hạch toán.

– Các khoản chi phí phát sinh nhưng không có hóa đơn hợp pháp

Có những khoản chi phí thực tế phát sinh
nhưng không có hóa đơn hợp pháp (thường doanh nghiệp sử dụng hóa đơn
bán lẽ cho những khoản chi phí thấp để làm chứng từ hạch toán). Theo qui
định của luật thuế TNDN thì những khoản chi phí này không được khấu trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế, nhưng những chi phí này liên quan đến
việc tạo ra doanh thu tính thuế trong năm nên theo chuẩn mực kế toán vẫn
được hạch toán vào chi phí.

– Chi phí chi vượt quá qui định của luật thuế TNDN

Trong quá trình họat động kinh doanh,
nhất là những công ty mới thành lập thường có nhiều chi phí phát sinh
như chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp
tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí,
chiết khấu thanh toán;… phần chi phí này luật thuế khống chế 10% tổng số
chi được trừ, và 15% tổng số chi được trừ đối với công ty mới thành
lập.

Khấu hao nhanh vượt quá qui định của
luật thuế TNDN. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được
trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định
theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

Các khoản chi phí tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, các khoản chi khác chi cho người lao động nhưng không ghi
cụ thể Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính
của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của
Công ty, Tổng công ty. Nhưng trong thực tế có phát sinh nhằm kích thích
nâng cao hiệu quả sản xuất.

Qua việc phân tích một số nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt về thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ do cơ
quan thuế xác định và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp xác định,
Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện
chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách
thuế TNDN theo hướng thu  hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập tính thuế
và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm
độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ
phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách
biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán
không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa
đơn tự in… không những là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính
doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ mà còn ngày càng làm giảm sự sai lệnh này.

Ths. La Ngọc Giàu- Trưởng bộ môn Tài chính – Kế toán

Theo dtcc.edu.vn

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không