Tổng dung lượng thị trường cho trẻ em bao gồm hàng hóa, dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí ước tính lên đến 5,2 tỷ đô la Mỹ/năm. Đây là kết quả nghiên cứu mà công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nkind vừa công bố.
Nhưng trên thực tế, các DN trong nước chưa khai thác hết tiềm năng mà mảng thị trường này có thể mang lại.
Miếng bánh 5 tỉ đô
Theo ông Thomas. J Ngo, Tổng giám đốc Nkink, Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12. Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết. Thị trường này chia làm ba nhóm chính: (1) giáo dục, (2) y tế và (3) nhóm tất cả các sản phẩm và dịch vụ khác (dành cho trẻ 0-12 tuổi). Nhóm (3) chiếm khoảng 3,1 tỉ đô la Mỹ/năm, trong đó, chỉ riêng các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng đã chiếm đến 1,2 tỉ đo la Mỹ/năm; các sản phẩm khác bao gồm đồ chơi, quần áo, tã lót, mũ nó… chiếm khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ; dịch vụ vui chợi giải trí cho bé cũng lên đến 700 triệu đô la Mỹ/năm. Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng. Riêng ở TPHCM, mức nào cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Một nghiên cứu gần dây liên quan dến các mặt hàng dành cho trẻ em của Công ty Nghiên cứu thị trường FTA cũng đưa ra nhiều phân tích thú vị, trong đó, nhóm ra quyết định mua sản phẩn cho trẻ em là nhóm phụ nữ trung niên, độ tuổi từ 30-55. Theo ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc điều hành FTA, đây là nhóm tuổi khá năng động với 40% đi làm và có công việc kinh doanh riêng. Mức thu nhập trung bình của nhóm phụ nữ độc lập về tài chính này là trên 20 triệu đồng/tháng, chủ yếu là từ lợi nhuận của công việc kinh doanh.
Ông Dũng lưu ý các nhà sản xuất cần có chiến lược thị trường sản phẩm dành cho trẻ em thông qua những ba mẹ. Ông nhận xét: “Các bà mẹ thường kết hợp mua sắm cho bản thân và gia đình khi đi mua sắm cho con cái họ. Có lẽ vì vậy mà địa điểm mua sắm cho trẻ chủ yếu là ở chợ và siêu thị, các cửa hàng thời trang chuyên bán hàng cho bé, mẹ và bé. Riêng ở lĩnh vực thời trang trẻ em, chi phí trung bình cho một bộ đồ của bé không quá 200.000 đồng. Các bà mẹ thường lựa chọn các bộ quần áo có giá dưới 100.000-200.000 đồng cho bé từ 1-3 tuổi. Chi phí một lần đi mua sắm cho bé thường khoảng từ 1-2 triệu đồng, đặc biệt là cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Nhóm sản phẩm đồ chơi cho trẻ em nhiều năm nay bị đồ chơi nhập khẩu áp đảo. Tuy nhiên, theo FTA, đồ chơi có xuất xứ trong nước rất được các bà mẹ quan tâm. Có đến 52% bà mẹ được hỏi cho biết họ ưu tiên chọn đồ chơi sản xuất trong nước. Đây là cơ hội tốt cho các công ty trong nước.
Có chút chênh lệch với số liệu của Nkind, FTA rằng các bà mẹ ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội chỉ trung bình 2 triệu đồng/tháng/trẻ.
Khó cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ
Nhìn chung, nhiều nghành hàng và dịch vụ cho trẻ khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ. Cụ thể ở lĩnh vực trò chơi trẻ em, theo số liệu thống kê không chính thức, doanh nghiệp Trung Quốc chiếm thị phần hơn 80%. Chủ một đại lý bán đồ chơi trên đường Hai Bà Trưng (TPHCM) cho biết tỷ lệ hàng Việt Nam mà cửa hàng này phân phối chỉ chiếm khoảng 10%. Lý do mà chủ cửa hàng này đưa ra là mẫu mã đồ chơi trong nước quá đơn điệu, giá lại đắt hơn hàng nhập khẩu. Đề có một dây chuyền sản xuất đồ chơi hoàn chỉnh đạt chất lượng và đảm bảo an toàn cho trẻ, doanh nghiệp trong nước phải đầu tư ít nhất 1 triệu đô la Mỹ. Ngay cả khi chấp nhận đầu tư, doanh nghiệp cũng khó lòng cạnh tranh với các thương hiệu đồ chơi nhập khẩu đã quen thuộc trên thị trường. Chưa kể chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để liên tục đưa ra thị trường những mẫu mã mới cũng là rào cản đối với các nhà sản xuất.
Tập trung vào thị trường nghách
Đề khai thác thành công thị trường dành cho trẻ em, theo ông Thomas. J Ngo,doanh nghiệp đi sau cần tìm những thị trường nghách mà các sản phẩm nhập khẩu cũng như các công ty nước ngoài chưa nắm giữ. Ông Ngo cho rằng một trong những thị trường nghách quan trọng là mảng dịch vụ. Đầu tư vào các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí mang tính giáo dục mà cách là công ty Nlink đang thực hiện khá thành công ở Việt Nam thông qua hệ thống Trung tâm Giáo dục Thiếu nhi TiNiWorld. Hơn hai năm qua, Nkind đã đầu tư gần 4 triệu đô la Mỹ để xây dựng hơn 15 trung tâm trên cả nước. “Riêng mảng dịch vụ vui chơi giải trí có mức tăng trưởng trên 200%/năm. Đây là mảng thị phần còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác”, ông Ngo nói.
Ngoài phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em, việc khai thác những dịch vụ giáo dục, y tế phục vụ trẻ em, các sản phẩm thiết yếu khác dành cho mẹ và bé cũng là những gợi ý đáng suy nghĩ cho doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh nghành kinh doanh đã bão hòa. Nhiều doanh nghiệp sau khi phá sản đang bắt đầu khởi nghiệp trở lại từ những thị trường “nghách” dành cho trẻ em.
Các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng quy mô thị trường hơn 5 tỉ đô la Mỹ/năm, cơ hội thành công là không nhỏ nếu doanh nghiệp có bước đi phù hợp.
Theo TBKTSG.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông