Trung Quốc đua nhau gửi đơn kiện sang Mỹ

26
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamVụ đầu độc một sinh viên đại học từ 18 năm trước gần đây lại nóng lên ở Trung Quốc, nhưng cơ quan kiểm duyệt nhanh chóng gỡ bỏ những nội dung nhạy cảm chính trị như liệu thủ phạm có thoát tội nhờ “ô dù” hay không.
Không lâu sau khi nộp đơn kiến nghị lên trang web của Nhà Trắng, họ thu thập đủ 100.000 chữ ký cần thiết để buộc Nhà trắng phải có câu trả lời chính thức.
Dù tới nay Washington vẫn chưa có động tĩnh gì, tin tức về lá đơn khiến cả Trung Quốc xôn xao. Sau vài tuần im lặng, cảnh sát Bắc Kinh đã đưa ra lời giải thích và truyền thông phụ họa với hàng loạt bài xã luận.
“Công luận Trung Quốc phải tìm tới một website nước ngoài để trút giận, thế mới biết chính phủ nước này mất uy tín tới đâu,” ông Shen Dingly, GS Hoa Kỳ học tại ĐH Fudan, nói.
Chính quyền Obama khởi tạo trang web “We the People” này từ năm 2011 nhằm tạo ra một chính phủ “mở” trong thời đại Internet.
Dù ban đầu chỉ định dành công dân Mỹ, quy định về thu thập chữ ký điện tử thoáng tới mức nó thu hút cả những nhà hoạt động ngoại quốc muốn đưa vụ việc của họ lên tầm quốc tế. Trang web không hỏi quốc tịch của người ký, chỉ cần trên 13 tuổi và có địa chỉ email xác nhận được là có thể tạo tài khoản và gửi hoặc ký đơn kiến nghị.
Dân Malaysia đã phàn nàn với Nhà Trắng về việc nước mình gian lận bầu cử. Đây hiện là vụ việc “hot” thứ hai trên website “We the People” với 220.000 chữ ký.
Tuần trước, dân Trung Quốc đua nhau gửi đơn kiến nghị.
Có đơn kiến nghị nghiêm túc, cũng có đơn viết nhứng thứ vớ vẩn, đơn cử như yêu cầu xây một Ngôi Sao Chết như trong phim “Chiến tranh giữa các vì sao”.
Có đơn yêu cầu Washington phải công khai tài sản của con cháu các quan chức Trung Quốc đang sống tại Mỹ. Số khác lại đòi phân xử xem cách nấu mì bò Lan Châu nào mới là “thật” hay vị chè đỗ nên là ngọt hay mặn. Các đơn kiến nghị thường được viết với thứ tiếng Anh rất tệ, có đơn còn viết bằng tiếng Trung.
Theo Nhà Trắng, họ sẽ đối xử công bằng với cả đơn kiến nghị gửi từ nước ngoài.
Hiện nay, muốn được Nhà Trắng phúc đáp chính thức, một đơn kiến nghị phải thu thập đủ 100.000 chữ ký trong vòng 30 ngày. Mức này mới được tăng lên để hạn chế những đơn kiến nghị thiếu nghiêm túc.
Đơn kiến nghị về gian lận bầu cử tại Malaysia đã vượt ngưỡng trên, nhưng vẫn chưa được trả lời. Sẽ không có chuyện Mỹ lên án kết quả bầu cử vì Bộ Ngoại giao Mỹ đã công nhận kết quả này, dù thừa nhận “có cáo buộc về một số điểm nghi vấn”.
Các đơn kiến nghị “đã giúp cộng đồng quốc tế biết được sự bất bình,” nhà virus học Kuan Ping Ang viết trên trang Facebook của bà.
Trang web của Nhà Trắng nhanh chóng được người Trung Quốc ưa chuộng vì chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt ở nước này luôn khiến các chủ đề nhạy cảm chính trị biến mất không dấu vết.
Dù nước này đã có truyền thống gửi đơn kiện lên Bắc Kinh từ thời phong kiến nhưng ngày nay cách làm này thưởng chẳng đem lại kết quả gì, đôi khi còn thiệt thân. Ai đội đơn lên Bắc Kinh thường bị coi là “những kẻ gây rối”, bị quấy rầy, thậm chí khủng bố.
Một số người nói dân Trung Quốc thích gửi đơn kiện lên Nhà Trắng vì họ không có kênh nào khác để thể hiện sự bất bình, như lời GS Xã hội học David Zweig tại ĐH Khoa học công nghệ Hong Kong.
“Công dân không cách nào thể hiện chính kiến của mình tại Trung Quốc. Đơn giản chỉ có thế thôi,” GS Zweig nói. “Họ tìm mọi cách để người ta biết đến sự bất bình của mình.”
Theo bình luận viên nổi tiếng Shi Shusi, chuyện người Trung Quốc đua nhau gửi đơn kiến nghị tới Nhà Trắng vừa buồn cười, mà lại như muốn khóc.
“Suốt một thời gian dài, chính phủ Trung Quốc phản ứng quá chậm chạp với các vấn đề xã hội. Điều này làm tổn hại đến uy tín của chính quyền,” Shi nói. “Có lẽ công chúng cần một nơi để trút giận.”

Theo Trí Thức Trẻ/WSJ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không