Kiến thức Kiến thức quản trị Giải thích cho việc nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Giải thích cho việc nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

5

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ai chẳng muốn nhận được lời khen, kể cả người có thực tài.
Đôi khi, những lời khen chính là chất men giúp cho kết quả công việc của người được khen vốn thường ngày đã tốt sẽ càng tốt hơn.
Tuy nhiên, lời khen “phò mã tốt áo” đôi khi lại có một tác dụng ngược lại, nhất là lúc nó đến trong hoàn cảnh mà tâm lý người có tài đang gặp phải điều u uất.
Chẳng có ai lúc nào cũng hoàn hảo, chu đáo, xuất sắc trong mọi công việc. Cũng có lúc bản thân người tài phải đối diện với sự nghi ngờ về chính mình và người tài cũng bị những xáo trộn về mặt tâm lý như bất kỳ người bình thường nào khác.
Có thể bi kịch sẽ xảy ra đối với doanh nghiệp khi mà vào thời điểm người có tài nản chí nhất lại hiện ra một lời khen tặng từ đâu bay đến, kèm theo lời khen ấy là một sự chào mời cực kỳ ấn tượng, đủ sức để “bứt” người tài ra khỏi quỹ đạo mà họ vẫn hứa hẹn đeo đuổi cống hiến lâu dài.
Đó là một trong những thời điểm mà sự yêu thích công việc hiện tại, sự cam kết gắn bó với nơi đang làm việc của người có thực tài bị thử thách nhiều nhất.
Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp người tài không cưỡng lại nổi sự quyến rũ của chỗ làm việc mới và đã “dứt áo ra đi”, để lại sự tiếc nuối và lớn hơn nữa là sự trách móc của những người ở lại.
Đến nơi làm việc mới, sau những lời khen tặng, sự đón tiếp nồng hậu và những cử chỉ thân thiện đầy ấn tượng, người tài sẽ phải đối
mặt với một thực tế là công việc chất ngất đang đợi mà môi trường làm việc lại không được như ý.
Thế rồi, khi người ấy nhận ra một sự thật là tại nơi mới đến có nhiều điều không tuyệt vời như nơi đã từng phục vụ thì một bi kịch mới lại xuất hiện.
Những người có thực tài thường rất tự trọng. Ý tưởng quay về nơi cũ dù có thôi thúc thì cũng chỉ được họ chôn chặt trong lòng. Đã
chào bạn bè rồi, đã nói “không” rất dứt khoát với sếp cũ rồi và đã “dứt áo ra đi” thì không có cớ gì quay trở lại nữa. Nó như một quá trình
không thể đảo ngược.
Thật ra, tình thế ấy vẫn có thể đảo ngược. Trong thực tế, đã có doanh nghiệp làm cho nó đảo ngược khá thành công.
Khả năng đảo ngược tình thế một phần là nhờ văn hóa của doanh nghiệp. Nó được hình thành và không phải chỉ dành cho những
người có thực tài, mà cho mọi người.
Với nhân viên là người có tài, vào thời điểm họ định “dứt áo ra đi”, nét văn hóa này có thể được nhắc lại như một thông điệp không
khách sáo rằng “Chúng tôi luôn chờ đợi ngày quay trở về của bạn”.
Việc chủ động thiết kế trước một đường về cho người tài không hề làm cho doanh nghiệp yếu đi. Điều ấy cũng không làm cho doanh
nghiệp thất thế trong việc sử dụng con người, đặc biệt là người có thực tài.
Việc này chỉ làm cho hình ảnh của doanh nghiệp mạnh lên khi trong chính sách sử dụng lao động đã lường trước được cả đường “thoái” dành cho nhân viên đã “tiến” đi đâu đó, tức là sẵn sàng nhận lại nhân viên cũ bị lỡ vận.
Những đường “thoái” như vậy đôi khi không chỉ có tác dụng với những nhân viên cũ, mà còn có tác dụng với những nhân viên mới
của doanh nghiệp, trong đó có cả những người có thực tài.
Những người như vậy sẽ không xem các đường “thoái” ấy như một biện pháp khuyến khích họ dễ dàng bỏ việc để đi tìm những nơi làm việc tốt hơn, mà là một nét văn hóa đáng trân trọng để họ tiếp tục gắn bó mãi với doanh nghiệp mà mình đã một thời cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực.

Theo Trương Chí Dũng

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không