Kiến thức Đào tạo Tìm hiểu binh pháp tôn tử để quản lý

Tìm hiểu binh pháp tôn tử để quản lý

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTôn Tử binh pháp gồm 13 thiên, là tác phẩm bất hủ trong nghệ thuật dụng binh của Trung Quốc.

Cái hồn của binh pháp Tôn Tử nằm trong mưu lược.

Tôn Tử nói: “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên bách chiến thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không còn đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt”.

Tôn Tử lặp đi lặp lại nhiều lần việc làm cho địch khuất phục hơn là đánh để nhấn mạnh vai trò của mưu lược. Nói về binh Pháp mà ông không đặt việc “đánh”, việc điều binh khiển tưởng làm đầu, mà dặt mưu lược làm chính yếu thí quả là đã vượt lên khỏi cái ngưỡng thông thưởng của người dùng binh. Suy ra từ tư tưởng này, thành công nhất trong kinh doanh có lẽ chính là từ trí tuệ. Trí tuệ tạo ra kế hoạch. Kế hoạch tối ưu tạo ra lợi nhuận tối đa. Trí tuệ nằm ở con người. Cho nên đơn vị nào sở hữu và sử dụng được nguồn nhân lực mạnh sẽ được lợi nhiều nhất.

Mặt trận ngoại giao cũng là một nơi để vận dụng mưu lược. Ngoại giao khéo có thể chuyển bại thành thắng, tận dụng được ưu thế của mình và khai thác được điềm mạnh của đối tác để mang lợi ích về cho đơn vị mình. Một nhà ngoại giao giỏi chính là một vị tướng không đánh mà thắng.
Không đánh mà thắng là tư tưởng “thoát xác”, nằm trên các tư tưởng khác của 13 thiên binh pháp. Các tư tưởng còn lại nằm trong nghệ thuật tác chiến, suy ra từ tư tưởng trên, tứ chưa phải là thượng sách.

Dù nói rằng không còn đánh mà làm kẻ địch khuyất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt nhưng trong đời quân sự của Tôn Tử, ông vẫn phải chỉ huy năm trận đánh với chiến thắng vang dội, cho nên dù tài giỏi đến đâu vẫn có lúc phải dùng đến nghệ thuật tác chiến. Chính vì thế mà 13 thiên binh pháp của ông mới có chiến trường để vận dụng. Liên hệ với hoạt động kinh doanh, khi các đơn vị còn phải sản xuất hoặc cung cấp dịch vu, chính là phải “đánh mới thắng” thì vẫn còn có thể vận dụng rất nhiều tư tưởng và sách lược của ông trong khi “sáng suốt nhất trong sự sáng suốt” còn là điều phải phấn đấu để vươn tới.

Nền kinh tế ngày nay được gọi là nền kinh tế tri thức và vai trò của thông tin có tính chất quyết định sự thành công trong mọi hoạt động. Tư tương này đã có từ 2.500 năm trước, được Tôn Tử nói theo cách của ông. Tôn Tử nói: “Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết, địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại”. Những câu nói này đã trở thành câu nói cửa miệng của người ngày nay, cho thấy tư tưởng đi trước thời đại của ông. Chỉ một chữ “biết” mà quyết định tất cả. Muốn biết phải có thông tin. Khai thác hiệu quả nguồn thông tin và các phương tiện truyền dẫn thông tin màu nhiệm hiện nay để phục vụ cho kẻ hoạch kinh doanh chính là điều quyết định mọi sự thành công.

Tôn Tử nói: “Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh… tướng giỏi dùng bình sẽ biết biến hóa tác chíen như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển không bào giờ cạn nước. Như mặt trăng với mặt trời, lặn rồi lại mọc, như bốn mùa thay đổi, qua rồi lại đến. Âm nhạc cũng không quá năm thanh âm nhưng biến hóa khôn lường, nghe sao cho hế được sắc màu cũng chỉ có năm màu, những biến hóa nhìn sao cho tận, vị bất quá cũng chỉ có năm vị những hbiến hóa nếm sao cho đủ.

Chiến thuật cũng chỉ có kỳ và chính, nhưng biến hóa của kỳ và chính là cùng vô tận. Kỳ chính chuyên hóa lẫn nhau như vòng tròng không có thời điểm cũng không có kết thúc ai có thể biết được?”. Tư tưởng Tôn Tử và Kinh Dịch gặp nhau ở điểm này. Thuyết âm dương của Kinh Dịch trong âm có dương, trong dương có ấm, âm thịnh dương suy. Âm dương biến hóa khôn lường mà thành ra vũ trụ, mà lý giải được quy luật vận hành của vạn vật. Vạn sự đều khởi nguồn từ những nguyên tố cơ bản. Hiểu được những nguyên tố cơ bản và quy luật biền hóa của nó là có thể lý giải được mọi sự việc.

13 thiên binh pháp
là một quyển sách không dày nhưng chửa đựng trong đó nguồn kiến thức uyên thâm của một vị tướng tài ba. Nhang sự đúc kết, lý giải, mô tả, liên hệ đi sâu vào nhũng vấn đề cốt lõi của việc dùng binh như năm điều: “Một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địia, bốn là Tướng, năm là Pháp” hay việc tìm hiểu, so sánh bảy mặt giữa địch và ta bằng cách trả lời bảy câu hỏi: “Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sĩ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?” là những vấn đề rất gần với việc quản lý doanh nghiệp hiện nay.

Những câu hỏi này gợi sự liên tưởng chiến lược kinh doanh, cơ chế tổ chức, chế độ khen thưởng, kỷ luật, nguồn nhân lực mạnh hay yếu… của Công ty. Trả lời các câu hỏi để so sánh tương quan lực lượng giữa ta và đối thủ, để hoàn thiện mình tăng cường khả năng cạnh tranh là không thể không làm trong môi trường kinh doanh khốc liệt hiện nay.

Môi trường áp dụng binh pháp Tôn Tử ngày xưa là các cuộc chiến tranh với quy luật nghiệt ngã chỉ có thắng hoặc là chết. Quy luật kinh doanh có thể hai bên cùng thắng, nhưng để đạt được kết cục đó cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vận dụng các quy luật dành cho môi trường chiến tranh nghiệt ngã vào môi trưởng kinh doanh nhiều biến động vì thế cũng cần linh động, uyển chuyển. Nhưng một nhà quản lý giỏi cũng không khác một tướng tài, vận dụng thành công các nguyên lý, đạt được kết quả đến đâu chính là thước đo tài thao lược vậy

Theo DNSG Cuối tuần

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không