Kiến thức Đào tạo Những phong cách lãnh đạo – Phần 6: Quyết định đúng

Những phong cách lãnh đạo – Phần 6: Quyết định đúng

14
Một quyết định tốt có thể cứu vớt một tổ chức và những con người đáng thương khỏi chết đuối. Hàng ngày, lãnh đạo phải đưa ra các quyết định và mỗi quyết định tác động đến tổ chức ở mức độ nào đó. Luda Kopeikina – một lãnh đạo kinh doanh, học giả và tác giả có nhiều kinh nghiệm đưa ra nhận định.Nhiều người rất khó khăn trong việc ra quyết định, trong khi những người khác lại làm điều đó rất nhanh chóng và dễ dàng.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Luda Kopeikina bị cuốn hút bởi tính năng động của các quyết định. Tại sao một số nhà lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định hơn những người khác? Điều gì khiến các quyết định khó khăn hay dễ dàng?

Kết quả của các nghiên cứu và phân tích vào bản chất được giới thiệu trong cuốn sách “Quyết định đúng mọi thời điểm: Làm cách là để có được các quyết định dứt khoát và sự rõ ràng hoàn hảo”.

Bà đã nói chuyện với hơn 100 CEO đến từ các công ty quy mô đa dạng trong mọi ngành kinh doanh. Khi tôi nói chuyện với Luda, tôi ấn tượng với sự thông thái, nhanh trí và nồng nhiệt của bà. Bà là nhà lãnh đạo, chuyên gia và nhà tư vấn trong nhiều năm, có thời gian là phó chủ tịch tại GE dưới thời Jack Welch.

Tôi nhận thấy các nhận xét của Luda về sự khác nhau giữa các lãnh đạo từng trải (tính cả tuổi đời và kinh nghiệm) và những lãnh đạo ít từng trải hơn rất cuốn hút. Bà nhận xét các lãnh đạo từng trải có sự kiểm soát tinh thần nhiều hơn các lãnh đạo trẻ hơn.

Bà đo sự tập trung vật lý bằng cách đặt bẫy các CEO mà bà phỏng vấn bằng một chương trình vi tính. Các lãnh đạo từng trải thì tập trung và bình thản ngay cả khi họ có các cuộc họp quan trọng và các vấn đề khẩn cấp ngay trong ngày hôm đó.

Luda cũng nhận thấy các nhà lãnh đạo từng trải và thành công rất thận trọng, Họ đánh giá các quyết định và học hỏi từ các quyết định đó. Họ tin rằng bằng cách học hỏi từ quá khứ là cách thức tốt nhất để thành đạt.

Có lẽ khía cạnh thú vị nhất trong nghiên cứu của Luda là cách thức bà chọn để định nghĩa một quyết định đúng. Một quyết định đúng là khi người đưa ra quyết định toàn tâm toàn ý với quyết định của mình.

Luda không đánh giá dựa trên kết quả của quyết định bởi chúng ta không thể kiểm soát các hậu quả có thể xảy ra, chúng ta chỉ có thể kiểm soát việc chúng ta đánh giá vấn đề và cơ hội tốt đến mức nào. Bà nhận thấy các lãnh đạo từng trải, những người có các quyết định thành công hơn, rất nồng nhiệt đồng ý với định nghĩa của bà. Các lãnh đạo ít kinh nghiệm hơn có xu hướng định nghĩa quyết định bằng kết quả đầu ra.

Khi Luda phỏng vấn và quan sát các lãnh đạo, bà bắt đầu nhìn thấy cái gì đã khiến họ có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng. Bà gọi đó là “trạng thái của sự rõ ràng”. Đó là một trạng thái về sự kết nối xúc cảm, thể chất và tinh thần có thể đo lường được, tập trung vào các nguồn lực bên trong của chúng ta.

Khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng và liên kết suy nghĩ của chúng ta với các quyết định, chúng ta trở nên hiệu quả và quyết đoán hơn. Chúng ta cũng có thể truyền đạt các quyết định của mình rõ ràng hơn. Mọi người có thể cảm nhận sự rõ ràng và chắc chắn; do đó họ có xu hướng ủng hộ và tham gia cùng chúng ta khi thay đổi.

Luda cũng đưa ra một vài kỹ thuật để đạt được và duy trì “trạng thái của sự rõ ràng”. Nhiều giám đốc bậc trung không đầu tư đủ thời gian và sức lực cần thiết để có được trạng thái của sự rõ ràng. Họ ở trong trạng thái mệt mỏi ngăn cản họ có được các quyết định tốt nhất.

Đây là một danh sách ngắn gọn “Những thói quen tai hại chết người” rất phổ biến ở hầu hết các giám đốc. Luda nói rằng các thói quen xấu này đã cản đường nhà lãnh đạo khỏi các quyết định và sự rõ ràng:

Thói quen tai hại chết người thứ nhất: Làm nhiều công việc cùng một lúc

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, mỗi vị trí công việc lại có nhiều nhiệm vụ, do đó chúng ta được dạy là phải làm được nhiều việc một lúc.

Một câu nói thông thường, “Đừng bao giờ lãng phí mất một giây – nếu như bạn đang nghe điện thoại, hãy scan các bức thư điện tử của bạn cùng lúc đó”. Kết quả là chúng ta chẳng bao giờ có đủ thời gian để tâp trung!

Thói quen này hoàn toàn trái ngược với thái độ của những người thành công nhất ở các ngành thể dục thể thao.

Các vận động viên chuyên nghiệp biết rằng mỗi khi nguồn lực về thể chất và tinh thần được tập trung, sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ của họ sẽ rất lớn lao.

Để thành công hơn người khác, bạn cần phải học cách tập trung các nguồn lực của bạn!”

Thói quen tai hại chết người thứ hai – Hãy đừng cạnh tranh

Đừng hiểu nhầm tôi. Việc cạnh tranh với bản thân mình là một thói quen tuyệt vời – nó sẽ thúc đẩy bạn thành công trong công việc, học hỏi các kỹ năng mới nhanh hơn, phát triển các khả năng mới, hoặc bất cứ thử thách nào bạn muốn chế ngự. Đó là thói quen bạn nên nuôi dưỡng.

Hầu như không có ai trong suốt cuộc đời họ có thể tận dụng hết các nguồn lực tiềm năng ẩn giấu bên trong họ. Trong chúng ta có những nguồn sức mạnh sâu xa chưa bao giờ được sử dụng. Học cách dùng những sức mạnh bên trong là việc đáng làm. Nhưng cách thức mọi người hiểu là “Hãy cạnh tranh với những người khác”.

Do hiểu theo cách đó, các phương pháp đo lường tiến độ trở thành các phương pháp đánh giá bên ngoài – sự đánh giá khả năng của bạn qua những người khác, so sánh địa vị của bạn với địa vụ của các đồng nghiệp, và cứ thế chúng ta so sánh.

Vấn đề ở đây là những phương pháp đo lường bên ngoài này thường xuyên nằm ngoài vòng kiểm soát của bạn.

Cố gắng để đo lường sự phát triển của bạn bằng những thước đo bên ngoài không nghi nghờ gì nữa sẽ gây căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực, như là lo lắng, bồn chồn.

Bạn càng cố gắng đạt được những kết quả theo các thước đo bên ngoài, bạn càng bị căng thẳng và đau đớn hơn trong cụôc đời”.

Thói quen tai hại chết người thứ 3 – Làm việc bất cứ khi nào có thể và làm việc nhiều hơn nữa

Chúng ta có một vương quốc của những kẻ nghiện việc. Với sự phát triển của điện thoại di động và Internet, chúng ta làm việc tất cả thời gian – ở bàn ăn, khi đi ra ngoài bãi biển với con trẻ, v.v…

Nếu chúng ta bỏ đi, công việc lại có thể tìm ra chúng ta, tăng sự căng thẳng, kết quả là chúng ta tiếp tục làm việc với một tâm thế mệt mỏi. Bạn cần tiết kiệm một vài nguồn lực trí lực, thể chất và xúc cảm để tái tạo, suy nghĩ và xây dựng chiến lược cho tương lai.

Tôi nghĩ các giám đốc sẽ nói ngày của họ được định nghĩa với làm nhiều công việc một lúc, và làm việc quá nhiều. Nhiều công ty cố gắng tạo ra môi trường cạnh tranh trong đó thành công được xác định bằng số lượng giờ làm của nhân viên và những cố gắng họ bỏ ra.

Tôi nghĩ Luda đã tìm ra một điểm mấu chốt rằng chính thời gian đã gây khó khăn cho tình trạng hiện tại và đặt câu hỏi nghi vấn liệu rằng đó có phải là cách tốt nhất, đúng đắn và thích hợp để làm việc.

Nghiên cứu của bà đã chứng minh rõ ràng những nhà lãnh đạo thành công nhất không bị cho vào guồng quay điên cuồng của việc kinh doanh.

Những thứ sau đây đã ngăn cản bạn tập trung và không tìm được sự rõ ràng – cả hai yếu tố này đều cần thiết cho quá trình ra quyết định. Tôi hỏi Luda về rào cản lớn nhất để có một quyết định hợp lý.

 Bà đưa ra 5 rào cản thông thường nhất:

– Thiếu một mục tiêu rõ ràng – không biết bạn đang cố gắng đạt được cái gì.
– Thiếu sự hạn chế rõ ràng – chu vi cần thiết để một quyết định được đưa ra.
– Khó khăn trong việc giải quyết các cảm xúc.
– Thiếu tầm nhìn rõ ràng – không thể xác định bối cảnh đúng cho quyết định.
– Khó khăn khi lựa chọn – giảm sự phức tạp.

Tôi đã nghe các giám đốc cảm thấy rối loạn khi các nhà lãnh đạo cấp cao của họ không thể đưa ra các quyết định hiệu quả đúng lúc. Tôi hỏi Luda rằng bà sẽ cho các giám đốc trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan này như thế nào. Đây là câu trả lời:

“Tôi không nghĩ rằng bạn có thể làm gì nhiều để thuyết phục ông chủ đưa ra quyết định. Nếu nhà lãnh đạo không cảm thấy thoải mái, họ sẽ không thể có được sự rõ ràng. Nguyên nhân của việc không thể ra quyết định là một quyết định.

Nếu có thể thì bạn nên tiến hành như thể đã có một quyết định nào đó. Hãy liên kết mọi người và cùng chuẩn bị. Hầu hết các tình huống bạn sẽ nhận được hưởng ứng. Bạn có thể học tập được rất nhiều ngay cả khi bạn không muốn làm việc cho ông chủ này nữa. Cố gắng thuyết phục ông chủ sẽ mang kết quả ngược lại.

Theo kinh nghiệm của tôi, mỗi khi giám đốc cấp cao cảm thấy mình bị áp lực đưa ra quyết định, anh ta sẽ kết thúc là cảm thấy bị ép buộc và không thoải mái. Bởi thế khi chúng ta muốn có kết quả nào đó, nỗ lực thuyết phục ông chủ làm một cái gì đó có thể làm tình thế tồi tệ hơn.

Lời khuyên của Luda Kopeikina

– Xét trên diện rộng thì lãnh đạo là một bài tập về phát triển bản thân. Các nhà lãnh đạo lớn đều làm việc để phát triển bản thân đầu tiên; sau đó những thứ khác sẽ đến với họ.

– Cẩn trọng lựa chọn nhóm “Đầu não chỉ huy”. Một nhà lãnh đạo tài năng không chỉ là người biết mọi khía cạnh của công việc. Anh ta là người có thể thúc đẩy mọi người làm việc với sự hào hứng. Hãy lựa chọn cẩn thận nhóm của bạn, vì những khả năng của mọi người trong nhóm sẽ quyết định tầm vóc thành công của bạn.

– Có mục tiêu tổng thể rõ ràng cho tất cả các thời điểm. Hết lần này đến lần khác tôi đều bắt gặp những giám đốc bị mất phương hướng giữa đống lộn xộn của những việc đang xảy ra, những tình huống khẩn cấp và những chi tiết nhỏ nhặt.

Nếu bạn là một trong những giám đốc trên, bạn sẽ chẳng tiến được những bước đi lớn. Hãy đảm bảo rằng bạn có một mục tiêu rõ ràng cho bản thân, công việc kinh doanh và cuộc sống của bạn, và luôn nhắc nhở mình về mục tiêu đó.

– Đối mặt với những nỗi sợ của bạn. Chấm dứt lo lắng và bắt đầu hành động. Lo sợ thất bại, chỉ trích, và phản đối chỉ là một vài ví dụ cho các nỗi sợ có khả năng ngăn cản chúng ta trên con đường của mình và tạo ra sự không quyết đoán và chần chừ.

Chúng làm mòn đi sức sống của chúng ta. Biến những nỗi sợ này thành năng lượng cho các kế hoạch và hành động. Trong nhiều trường hợp, bất cứ quyết định nào còn tốt hơn là chẳng có quyết định.

– Hãy phát triển “sức mạnh của tầm nhìn xa”. Không một lãnh đạo nào có thể thành công mà không phát triển cảm giác về sức mạnh tầm nhìn – khả năng không chỉ hình dung ra tương lai mà còn tìm được con đường hiệu quả để đến đó.

Theo Lanhdao.net

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không