Kiến thức Đào tạo Những kỹ năng làm lãnh đạo

Những kỹ năng làm lãnh đạo

20
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamDù chỉ là trưởng nhóm một dự án hay trưởng phòng của hai, ba nhân viên thì bạn vẫn cần phải có một số kỹ năng để chắc chắn rằng “trên bảo dưới phục lăn”. Bạn hãy lưu ý những điểm sau.
1, Biết chọn người tài
Đây là điều kiện tiên quyết của một sếp giỏi. Chắc chắn kỹ năng chuyên môn của họ cao hơn bạn, nhưng đừng sợ họ lấn át vai trò của mình.
Với những người làm việc năng suất cao, hãy ưu tiên tạo mọi điều kiện làm việc tốt nhất cho họ và đừng ngần ngại trả lương cao hơn những nhân viên khác. Hơn ai hết, họ chính là người phục vụ bạn tốt nhất và đem về nhiều lợi nhuận cho công ty nhất.
2, Đúng người đúng việc
Hãy biết cách tìm ra điểm mạnh của từng người để giao đúng việc. Và một khi đã tín nhiệm họ thì đứng tìm cách săm soi và kiểm soát tất thảy mọi công việc họ làm.
Cứ để nhân viên tự do phát triển trong lĩnh vực yêu thích là cách bạn tự giải toả mình khỏi những bất bình và cả những chuyện cáu gắt không đâu. Chỉ cần một chính sách nhất quán, bạn sẽ luôn quản lý được nhân viên của mình.
3, Cân bằng các mối quan hệ
Với cả trăm nhân viên trong công ty, bạn không thể quan tâm và hiểu hết được cá tính của mỗi người. Nhưng nên chịu khó quan sát các mối quan hệ cá nhân, bạn sẽ hiểu ai được tín nhiệm trong mỗi phòng ban hay nhóm làm việc.
Hãy xây dựng mối quan hệ khăng khít với những cá nhân này để dễ bề làm việc với nhiều người khác. Họ chính là “tai mắt” cho bạn trong công ty, đồng thời sẽ thay sếp tạo quan hệ và không khí thoải mái giữa các thành viên. Khi đó, việc của bạn chỉ còn là giao việc và chờ báo cáo kết quả.
4, Tán dương kịp thời
Không ai hoàn hảo cả. Bạn hay nhân viên sẽ có lúc sai lầm. Nhưng nếu cứ nhằm những khiếm khuyết nhỏ nhất của nhân viên mà “phang” thì thế nào cũng có ngày họ nộp đơn xin thôi việc hàng loạt.
Không nên sa đà vào trò chơi khiển trách, bạn phải rất chú ý tán dương bất cứ thành công nào dù nhỏ của nhân viên để biến chúng thành “động lực” thúc đẩy họ làm việc.
5, Nghiêm túc với công việc và dễ chịu với mọi người
Đó là hình ảnh một vị sếp được hầu hết nhân viên kính nể. Với công việc, hãy tạo cho cho mỗi “cầu thủ” của bạn một khoảng sân để họ “chơi” hết khả năng. Cho dù bạn biết trước sự thất bại nhỏ nếu đặt niềm tin hoàn toàn ở một vài cá nhân nào đó, nhưng nếu điều này nằm trong khả năng cho phép thì đừng ngăn cản cách làm của họ.
Nếu bạn biết tôn trọng nhân viên thì những lỗi lầm đó chính là một cái giá cho sự đầu tư nhân lực lâu dài. Bù lại, bạn và cả tập thể của bạn có một bài học đáng giá. Qua đó, chắc chắn nhân viên sẽ nể và sẽ hết lòng vì bạn hơn.

Theo vnexpress

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không