Kiến thức Đào tạo Chiến lược gỡ thế bí khi bị sếp hỏi bất ngờ

Chiến lược gỡ thế bí khi bị sếp hỏi bất ngờ

4

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Bạn không sợ bị giao việc, không ngại làm thêm giờ… nhưng bạn vẫn luôn rơi vào tình thế “đứng như trời trồng” khi sếp bất ngờ hỏi đến bạn về một vấn đề nào đó trong công việc. Tuy nhiên, sẽ có những chiến lược giúp bạn gỡ thế “bí” trong tình huống này:
1, Hiểu rõ sếp muốn hỏi gì
Thông thường, những câu hỏi bất ngờ sếp đưa ra chỉ mang tính cập nhật tình hình, gợi cho sếp nhớ về một chi tiết nào đó chứ không phải bắt bạn báo cáo tận “chân tơ kẽ tóc”. Vì thế, khi sếp hỏi, trước hết, bạn cần phải hình dung câu hỏi ấy nhắm vào chi tiết nào, sếp muốn biết thông tin gì để cập nhật cho đúng. Dựa trên phán đoán của mình, bạn nêu bật những thông tin quan trọng trước rồi tìm cách bổ sung sau. Có thể hiểu đơn giản là đưa ra bộ khung trước rồi sẽ đắp thịt vào sau. Với những câu hỏi bất ngờ kiểu này, nếu bạn ấp úng, bạn dễ mất điểm với sếp. Nhưng nếu nói nhiều, nói dài dòng quá, bạn sẽ bị liệt vào dạng ba hoa và sếp cũng không hẳn tin vào những gì bạn nói.
2, Trình bày những gì mình biết
Bạn không thể đòi hỏi đầu óc của mình như một cái máy tính điện tử, để động đến đâu có thông tin đến đấy. Bạn cũng không thể đòi hỏi bản thân lúc nào cũng sẵn sàng những câu trả lời đúng chuẩn mỗi khi sếp hỏi được, nhất là khi còn bao nhiêu việc đang chờ.
Thay vì sống trong sợ hãi, tốt nhất là bạn nên thành thật về những điều chưa biết…
Tất nhiên, nếu là câu hỏi về công việc bạn đang tiến hành, bạn phải nắm được. Nếu một vài lần bị sếp hỏi về những việc này mà bạn cũng không trả lời được thì bạn nên xem lại năng lực của mình. Vì thế, hãy dẹp bỏ lời xin lỗi và những tiếng ấp úng thường gặp, thoải mái nói với sếp về cách nghĩ của mình. Những gì bạn nói lúc này không cần tràng giang đại hải nhưng bắt buộc phải đúng, phải chính xác, nghĩa là bạn biết đến đâu thì nói đến đó.
3, Thành thật về những điều chưa biết
Không thể một lúc mà nắm hết mọi thông tin, tường tận mọi vấn đề, vì vậy, nếu còn gì lấn cấn, bạn cứ thẳng thắn chia sẻ với sếp, rằng bạn cần nghiên cứu lại, tìm hiểu thêm. Nhiều người chọn cách nói bâng quơ cho qua chuyện, vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng” nhưng đôi khi, những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt ấy lại ảnh hưởng không ít đến uy tín, danh dự của bạn. Sếp thường đánh giá cao những nhân viên thành thật, biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Vì thế, họ sẽ có phản ứng mạnh nếu phát hiện ra bạn đang tìm cách lấp liếm. Thay vì sống trong sợ hãi, tốt nhất là bạn nên thành thật về những điều chưa biết.
4, Lựa chọn thông tin để trả lời
Trong câu hỏi của sếp, bạn có thể không trả lời trọn vẹn ngay được nhưng hãy để sếp thấy, bạn có thể làm những gì để cung cấp đến sếp thông tin đầy đủ hơn, kể cả có phải tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hay nghiên cứu thêm nhiều nội dung khác. Bạn nên kết thúc câu trả lời bằng việc nói rõ bước tiếp theo sẽ làm và thời gian để cung cấp thông tin mà sếp mong muốn.
Chẳng hạn, khi sếp hỏi, doanh thu tháng này thế nào? Tùy tình hình kinh doanh của bạn, bạn có thể trả lời rằng, “tháng này tình hình tốt hơn trước, còn cụ thể thế nào tôi sẽ xem lại các báo cáo, hợp đồng để trình bày với sếp ngay”. Điều đó sẽ khiến sếp hài lòng vì cách làm việc nhanh chóng, chuyên nghiệp của bạn.

Theo muonmau

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không