“Hạ lãi suất ” :”Không thể được”?

70
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCó ý kiến cho rằng, việc hạ lãi suất của ngân hàng chỉ là chiêu bài thể hiện tính “độc quyền” của Ngân hàng? Vì thực tế, doanh nghiệp “đói” vốn nhưng ngân hàng vẫn “ôm” tiền? Vì hầu hết các doanh nghiệp đang thoi thóp đều có những khoản nợ cũ với lãi suất vay khá cao mà hàng tháng vẫn phải xoay trả nợ ngân hàng, Còn các doanh nghiệp khác thì thực sự là họ “thờ ơ” với các chiêu “thật giả ” về lãi vay của Ngân hàng vì rất nhiều lý do. 
Mặc cho các ngân hàng đua nhau “tung” các chiêu hạ lãi suất, thậm chí cho vay ở mức “chạm trần” nhằm thu hút khách hàng nhưng các doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Trong đó, có những doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vì đang phải loay hoay, vật lộn với những khoản nợ cũ, số khác lại không mấy mặn vì gặp khó trong kế hoạch kinh doanh do kinh tế suy giảm. Điều này đang tạo ra một nghịch lý trớ trêu, người đói vốn thì không thể vay hoặc không muốn vay, người thừa vốn lại không tìm được khách hàng,

Điều kiện hạ “cũ” hoặc cho vay mới lãi suất thấp như “đánh đố”
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng đói vốn trầm trọng, có nguy cơ phá sản nhưng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lại gặp phải nhiều rào cản. Thời gian vừa qua, lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức khá cao và chủ yếu ưu đãi ở mảng vốn vay ngắn hạn. Còn lãi suất dài hạn mà các doanh nghiệp đang “khát” thì vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết” vì thiếu vốn xoay vòng, tái đầu tư kinh doanh. Một lý do nữa là thủ tục, điều kiện để vay vốn ngân hàng còn rất nhiều phiền hà, thậm chí là “đánh đổ” doanh nghiệp.
Mặt khác các khoản nợ cũ này các Ngân hàng vẫn không chịu hạ xuống theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước mà đưa ra hàng nghìn lý do để trì hoãn ví như các khỏan vay đó là do cá nhân đúng vay chứ không phải Doanh nghiệp, Nhưng thực chất khi làm thủ tục vay thì chính các Ngân hàng đã tư vấn cho vay “kiểu ấy” để hạn chế về “thủ tục” thẩm định và doanh nghiệp hay cá nhân đều phải chịu mức lãi suất cao nhất ? Sự vô lý này là chiêu bài “thật,hay giả ” của việc hạ lãi suất nhăm cứu doanh nghiệp ?
Giảm và hạ lãi suất để vớt doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực “chết yểu” là điều vô cùng cần thiết để vực dậy nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái. Nhưng xem ra các chiêu thức mà một số ngân hàng đang áp dụng lại không phù hợp hoặc cố tình chơi khó doanh nghiệp.
Phá cách cả quy luật thị trường “là khách hàng cũ phải được ưu tiên “kiểu khách quen kéo đến nhà hàng ” thì Ngân hàng đã quay ngoắt 180 độ để mặc “khách hàng cũ “xoay sở với gánh nợ lãi cao mà trả lời khách hàng vay nợ cũ với thái độ và nội dung rất “vô cảm” như Ngân hàng chỉ ưu tiên cho ” khách hàng vay mới ” còn không ưu tiên cho khách nợ cũ “ví như một NVQL nợ của một ngân hàng có tiếng tên H tả lời khách hàng khi tư vấn. Mà nói thật các khách hàng mới hay thị phần mới chắc cũng quá “ngán ngẩm” với các chiêu và trò “mèo vờn chuột” này rồi mặt khác họ cũng sức cùng lực kiệt còn đâu sức khỏe mà vay với mượn kiểu ấy? 
Trước thực tế này, một chuyên gia tư vấn kinh tế cho rằng: “Dù phía ngân hàng liên tục giảm lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó hoạt động được với lãi suất 13%. Có một điều ai cũng biết, tuy lãi suất đã hạ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được vốn với mức lãi suất như vậy. Họ vẫn phải đi vay với lãi suất14-15%, thậm chí là cao hơn nữa. Tôi cho rằng ngân hàng chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Điều này rất nguy hiểm đối với sự phát triển của kinh tế đất nước”.
Mặt khác, hầu hết những doanh nghiệp muốn tiếp cận được với nguồn vốn có mức lãi suất dễ chịu thì phải có khả năng trả được nợcũ. Vì thế, không ít doanh nghiệp phải dừng chân trước ngưỡng cửa ngân hàng vì mắc phải các khoản nợ cũ với lãi suất lên tới 17-18%, thậm chí 20%. Dù lãi suất đã giảm về đáy nhưng họ vẫn không thể xoay đâu ra vốn để đảo nợ cũ nói chi là vay mới Vì vậy chiêu bài hạ lãi suất cũ về dưới 15% có phải là chiêu “rất độc “hay không nếu cứ triển khai theo kiểu này tư duy kiểu như “Ông nghị và Chị Dậu” thời xưa ?
Thà ế… còn hơn mạo hiểm
Ông Trần Xuân Giá, chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng ACB cho biết: “Hiện các ngân hàng không cho vay được, chứ không phải không được cho vay. Không một ngân hàng nào lo vượt chỉ tiêu cho vay, ngược lại đang cố thực hiện chỉ tiêu cho phép mà chưa xong”
Theo tìm hiểu của PV, hầu hết các ngân hàng lớn hiện đang rất dồi dào vốn nhưng họ lại vô cùng thận trọng trong tìm kiếm khách hàng. Hậu quả nợ xấu đến nay vẫn là những bài học của các ngân hàng. Chính vì vậy, mặc các doanh nghiệp đói vốn, ngân hàng quyết không đồng ý cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo điều kiện, khả năng chi trả nợ nần.
Trong khi doanh nghiệp “đổ lỗi” cho ngân hàng bất hợp tác thì phía ngân hàng phản biện rằng, chính các doanh nghiệp mới đang tự “mua dây buộc cổ”. Doanh nghiệp muốn vay phải có tỉ lệ vốn nhất định để đảm bảo tài sản cầm cố, các phương án phát triển khả thi. Và quan trọng nhất là chất lượng các dự án đang thực thi có hội tụ các điều kiện cần và đủ hay không. Ngân hàng không thể chi tiền tỷ cho những dự án viển vông, phi thực tế mà các doanh nghiệp đang triển khai. Họ rất tích cực tháo gỡ khó khăn cùng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi được ra tay cứu, các doanh nghiệp cũng cần phải tự cứu mình chứ không nên quá lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay.
Lý giải nguyên nhân tại sao các ngân hàng đang ứ vốn trong khi các doanh nghiệp lại khan hiếm, một lãnh đạo ngân hàng phân tích: “Vì ngân hàng huy động vốn đầu vào với lãi suất cao. Nếu cho vay với lãi suất thấp thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Còn phía doanh nghiệp, hiện có không ít dự án thiếu tính khả thi, không chứng minh được khả năng hoàn trả. Do đó, các ngân hàng không dám mạo hiểm cho vay lãi suất thấp với những dự án kiểu này. Các ngân hàng chỉ chấp nhậncho doanh nghiệp vay với lãi suất cao và ngắn hạn để tránh rủi ro”.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thành viên HĐQT Ngân hàng An Bình cho rằng tình trạng tồn kho cao ngất là một nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốn suy giảm. Khối nợ xấu khổng lồ cũng làm tụt mong muốn đẩy mạnh cho vay của các ngân hàng cho dù hàng loạt doanh nghiệp đói vốn. Thay vì cho vay, họ chấp nhận mua trái phiếu Chính phủ hoặc cho nhau vay cho dùlỗ 3-5%.
Vòng “luẩn quẩn” về vốn đầu tư lại về đâu?
Trước đây, nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ với lãi suất ưu đãi rồi đem bán chuyển sang tiền VNĐ, gửi vào ngân hàng với lãi suất cao để xoay vòng vốn. Nay lãi suất hạ xuống mức chạm trần là 13-14%, họ lại rút tiền mua ngoại tệ và vàng để trả nợ, tránh dịp cao điểm vào cuối năm. Mặt khác, các ngân hàng liên tục thúc giục những người vay vàng đầu cơ trước đây trả nợ theo quy định siết chặt của Thông tư 33cũng khiến một lượng tiền không nhỏ chảy sang kênh vàng, ngoại tệ.
Hạ lãi suất thực ra là một chiêu thức để các ngân hàng nhằm tìm kiếm các doanh nghiệp có nhu cầu. Song, theo TS. Nguyễn Trọng Tài, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng thì: “Hạ lãi suất lúc này là hơi sớm, bởi hiện tại nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu âu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Hơn nữa,nguy cơ lạm phát còn cao. Việc hạ lãi suất này có thể dẫn đến hiệu ứng,người gửi sẽ không mặn mà với các khoản gửi tiết kiệm, hay gọi chính xác là hiện tượng thoái lui tiết kiệm. Dòng vốn tiết kiệm này có thể chảy sang các kênh đầu tư khác như ngoại tệ, bất động sản, vàng…
Cũng theo TS Tài thì các doanh nghiệp không nên chỉ trông chờ vào tín dụng, bởi tín dụng không thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà phải là sự tổng hòa của tất cả các kênh khác. Đồng với quan điểm này, ông Nguyễn Hồng Trường, phó chủ tịch IDG Ventures Vietnam cho hay: Việc huy động vốn không nhất thiết là chỉ dựa vào ngân hàng mà có thể gọi vốn qua các quỹ. Với các quỹ đầu tư, điểm quan trọng nhất lại không phải là các bản báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh. Thu hút đầu tư thành công hay không trước hết dựa vào người đứng đầu doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực chất yêu cầu người đứng đầu của doanh nghiệp phải có tầm nhìn, có mục tiêu rõ ràng, có khả năng ảnh hưởng tới người khác. Đồng thời xác định rõ sản phẩm là yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm.Thực tế thì ngân hàng cũng rất cần cho vay, nhất là lĩnh vực xuất khẩu,công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.Thế nhưng, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nguy cơ thua lỗ, phá sản,việc thẩm định dự án để cho vay càng phải chặt chẽ hơn. Dù rất cố gắng giúp khách hàng vượt qua tình hình khó khăn nhưng không một ngân hàng nào dám xé rào. Vì khi xảy ra rủi ro, ngân hàng sẽ mất vốn.
Một số ý kiến nguyên nhân chính của tình trạng tắc dòng vốn là do DN không thể tiếp cận tín dụng hay nói đúng hơn là giữa ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiêng nói chung. Vì vậy, giải pháp nào để khơi thông dòng vốn đang là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm bàn luận nhất hiện nay. 
Thực tế vì mục tiêu kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp là chưa “đồng điệu ” Ngân hàng dù biết là 70 đên 80% vốn ở các doanh nghiệp đang kinh doanh là đi vay mà vay với lãi cao như vậy thì “không cách nào” thoát được cảnh “hết khả năng thanh toán ” và đi dần về phá sản nhưng Ngân hàng vẫn không “quan tâm” khách hàng hay “thượng đế” của mình như tình đồng đội anh em “chú khỏe thì anh mừng” mà vẫn theo kiểu rất “đàn anh” “bề trên” muốn có vốn làm ăn chắc chắn “các chú phải cần đến anh” do vậy thôi đành hãy để “chờ xem” tức nước có vỡ bờ không “nước vỡ xuồng chìm thì tàu lớn có chìm hay không ?

Theo Tamnhin

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không