Kiến thức Đào tạo Dấu hiệu cho thấy công việc đang đi vào ngõ cụt

Dấu hiệu cho thấy công việc đang đi vào ngõ cụt

16
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong bối cảnh thị trường việc làm khó khăn rất nhiều người sẵn sàng chấp nhận những công việc không mấy hấp dẫn để có được sự ổn định. Dù vậy nếu bạn nhận thấy công việc của mình có những dấu hiệu sau, có lẽ đó là lúc bạn cần một khởi đầu mới.
Chia tay một công ty không phải chuyện dễ và khởi đầu một sự nghiệp mới lại càng khó khăn hơn. Bạn lại phải chứng minh bản thân, tìm hiểu về những người xung quanh và làm quen với những văn hóa công sở lại từ đầu. Tuy nhiên vẫn có những lúc thà ra đi làm lại từ con số không còn tốt hơn ở lại. Sau đây là một vài yếu tố bạn nên cân nhắc trước khi ra quyết định:
Hãy luôn chú ý để sự nghiệp hông đi vào ngõ cụt
1. Công việc đã đi hết chu kỳ
Thông thường cảm xúc của chúng ta với mỗi công việc sẽ trải qua 7 giai đoạn: trăng mật – thực tại – làm quen với khó khăn – làm chủ công việc và gặt hái thành công – xuất hiện những hoài nghi đầu tiên – chán nản và cuối cùng là buông xuôi. Hiện bạn đang ở trong giai đoạn nào? Bạn có còn nhiệt huyết khi nghĩ đến công việc hay đã chán nản? Bạn có còn muốn chiến đấu hay đã từ bỏ?
Tốt nhất đừng đợi đến tận giai đoạn 6. Hãy để ý những dấu hiệu của nó từ sớm, ví dụ như cảm thấy mệt mỏi ngay từ khi chưa đặt chân vào cơ quan hoặc bị buồn chán vì những thứ nhỏ nhặt. Sẽ là lí tưởng nhất là nếu bạn có thể ra đi ở giai đoạn 4 hoặc 5 để được nhớ đến như là một đồng nghiệp/nhà quản lý đáng ngưỡng mộ.
2. Thay đổi giúp chúng ta trưởng thành
Vòng đời của một công việc thường kéo dài khoảng 3 đến 5 năm. Nếu tiếp tục làm công việc đó lâu hơn có thể khiến bạn mất dần tham vọng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn cần phải “nhảy việc” sau đúng 3 năm nhưng bạn nên chắc chắn rằng tính chất, đặc điểm công việc cần liên tục được thay đổi để bạn không ngừng tiến bước và giữ được sức hấp dẫn với thị trường việc làm.
Do vậy ngay cả khi bạn đã thành công và thăng tiến, các chuyên gia cho rằng bạn không nên gắn bó với một công ty quá 15 năm. Bởi khi gắn bó quá lâu bạn sẽ khó thích nghi khi bước vào môi trường mới. Thậm chí bạn sẽ chẳng thể được một công ty khác mời phỏng vấn.
3. Sếp hoàn toàn lạnh nhạt với bạn
Bạn có thấy sếp đối xử với mình hoàn toàn khác lạ? Nếu bạn nhận được nhiều góp ý bằng văn bản thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty sắp sa thải bạn. Tương tự nếu đột ngột bạn bị nhận xét là làm việc “không hiệu quả”. Nếu cấp trên của bạn bất ngờ trở nên dễ nổi nóng, tránh mặt bạn hoặc giao những việc bạn thường làm cho người khác, hãy thử đặt dấu hỏi phải chăng bạn đã quá chủ quan về công việc của mình hay năng suất công việc của bạn đã giảm.
Hãy thử kiểm tra điều đó với một đồng nghiệp hoặc nhà tư vấn, người bạn có thể tin tưởng rằng cuộc trò chuyện sẽ được giữ kín. Đôi khi bạn cũng cần đối diện với sự khó chịu của cấp trên bởi họ đang gặp vấn đề cá nhân hoặc bị gây áp lực. Dù vậy, đừng bỏ qua những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã ở vào thế nguy hiểm. Trước khi điều bạn lo sợ nhất trở thành sự thật, tốt nhất hãy ra đi sớm.
4. Ngành của bạn đang gặp khủng hoảng
Hãy chú ý đến tình hình của ngành bạn đang làm việc và các đối thủ hoạt động ra sao. Những tin tức kiểu như các công ty khác đang thắt chặt chi tiêu hoặc tăng cường sa thải, điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty của bạn cũng không còn ổn định như bạn nghĩ.
Điều gì đang diễn ra với nhân sự của công ty? Liệu những người giỏi còn ở lại hay đã bỏ đi? Nếu những nhân vật then chốt đang từ bỏ công ty của đối thủ hoặc rời bỏ công ty của chính bạn, hãy thử tìm hiểm xem tại sao. (Thường thì những người giỏi nhất sẽ ra đi đầu tiên). Nếu không có một sự đổi hướng mạnh mẽ thì việc bộ não của công ty cạn kiện cũng có nghĩa là công ty sắp đến hồi kết. Do vậy bạn cũng cần phải cân nhắc việc ra đi.
5. Lợi nhuận của công ty giảm sút hoặc không hề có
Hãy để ý tới tình hình tài chính của công ty, tầm quan trọng chiến lược của bộ phận bạn làm việc và vị thế của sếp bạn trong nội bộ công ty. Công ty của bạn còn khả năng trả lương và tiền thuê văn phòng hay không? Sản phẩm, dịch vụ của công ty có được định vị tốt để đối mặt với thử thách trong tương lai? Sếp có giúp bạn trưởng thành? Hãy thử phân tích về công ty và tình hình quản trị như thể bạn đang làm một báo cáo thường niên và rời bỏ nó nếu tình hình bi quan.

Theo Forbes

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không