Kiến thức Tuyển dụng Trả giá đắt vì chơi xấu đồng nghiệp

Trả giá đắt vì chơi xấu đồng nghiệp

3
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNgỡ như đến tận lúc này, Loan đã có được tất cả những gì mình mơ ước: một công việc ổn định, mức lương cao. Vậy nhưng chỉ vì lòng đố kỵ không đáng có, Loan đã tự đánh mất tất cả…
Chuyện Loan, một nhân viên giỏi giang, có năng lực, gắn bó khá lâu với công ty và rất được lòng sếp bỗng dưng bị ban lãnh đạo cho nghỉ việc khiến tất cả đồng nghiệp đều bất ngờ, sửng sốt, nhưng ngay khi được biết lý do, mọi người đều ủng hộ quyết định từ cấp trên. Họ cho rằng với những tư tưởng và hành động sai trái của mình, Loan xứng đáng nhận mức kỉ luật cao nhất.
Mọi chuyện bắt đầu từ khi phòng Loan tuyển thêm vào một nhân viên mới tên Hằng. Hằng là người có ngoại hình xinh xắn ưa nhìn, ăn nói hoạt bát, tính tình vui vẻ và sống rất có tình cảm. Bởi vậy, ngay ngày đầu tiên ra mắt cả phòng, Hằng lập tức chiếm được cảm tình của sếp cũng như của các đồng nghiệp khác. Không chỉ vậy, là một du học sinh về nước với tấm bằng loại ưu nên Hằng rất được cấp trên kì vọng sẽ tạo ra cho công ty những đột phá mới trong cung cách kinh doanh.
Sự có mặt của Hằng khiến hình ảnh mà Loan bao năm gây dựng bị lu mờ chỉ trong nháy mắt. Tự nhận mình là “ngôi sao” ở công ty, Loan rất “vênh” với những gì cô đang có. Loan khá xinh đẹp, lại có năng lực, Loan khiến các đàn em trong công ty ngưỡng mộ và nhắc đến cô như một nhân viên kiểu mẫu đáng để học hỏi. Thậm chí, mỗi khi cô diện một chiếc váy mới, mọi người sẽ không ngớt dành cho cô những lời khen ngợi “có cánh”.
Thế nhưng, từ ngày xuất hiện Hằng, cô tự cảm thấy mình như người thừa. Giờ đây, Hằng chứ không phải cô là trung tâm của những cuộc chuyện trò vui vẻ của đồng nghiệp, cô cũng thấy sếp quan tâm đến Hằng nhiều hơn và rất ít khi hỏi han cô. Và Hằng trở thành “cái gai” trong mắt Loan từ lúc đó. Loan mất ăn mất ngủ mỗi khi nghĩ đến Hằng. Cái gì Hằng làm, Hằng nói, Hằng mặc đều khiến cho Loan ghét cay ghét đắng. Lòng đố kỵ làm Loan không còn tỉnh táo nữa. Hằng mặc chiếc váy giống cô, Loan cho là Hằng cố tình làm cô bẽ mặt; Hằng đưa ra ý tưởng hay hơn cô trong các cuộc họp, Loan cho là Hằng “chơi” mình… Cứ thế, Loan quay cuồng trong ý nghĩ phải “hạ bệ” đối thủ nhanh chóng bằng bất cứ giá nào, bất cứ lúc nào có thể.
Loan không chọn cách nói xấu sau lưng, hay thể hiện ra mặt để làm xấu hình ảnh của Hằng. Loan ngấm ngầm tìm cơ hội. Và thế là, máy tính riêng của Hằng tự dưng cứ hỏng liên tục, nhiều file dữ liệu quan trọng bị mất không thể khôi phục, hay các bản báo cáo sắp đến giờ nộp lại chẳng tìm thấy mặc dù Hằng đã rất cẩn thận. Biết là có người hại mình, Hằng âm thầm báo cáo lên cấp trên. Tất nhiên chuyện tìm ra thủ phạm cũng không phải là khó. Loan bị sếp bắt quả tang ngay khi cô đang lục lọi bàn làm việc của Hằng, sao chép những bản ý tưởng kinh doanh mới trong máy tính. Lúc ấy, Loan biết mình đã đánh mất mọi thứ. Dù đã từng rất quý Loan nhưng sếp của cô không thể bỏ qua, hình ảnh công ty sẽ bị xấu đi, tình đoàn kết của tập thể nhân viên mà ông mất bao công sức xây dựng sẽ không còn nữa nếu Loan được tha thứ.
Hành động phá hoại đồng nghiệp của bạn dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng cũng đều ảnh hưởng đến sự nghiệp và triển vọng công việc của người đó trong tương lai cũng như hình ảnh công ty và thậm chí là hình ảnh của bạn. Không sớm thì muộn, những hành vi xấu đó sẽ bị phát giác, phê phán và bạn sẽ đánh mất tất cả. Nếu muốn “hạ bệ” đối thủ, hãy cạnh tranh một cách lành mạnh, công bằng, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy chiến thắng của mình có ý nghĩa hơn và được đồng nghiệp cũng như cấp trên tôn trọng.

Theo Dân Trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không