Kiến thức Tuyển dụng Cư xử lịch thiệp trong cuộc phỏng vấn

Cư xử lịch thiệp trong cuộc phỏng vấn

2
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamĐừng nói quá nhanh, bởi như thế dễ khiến bạn nói bị vấp, bị nuốt chữ hoặc nhà tuyển dụng không nghe rõ hết lời bạn nói. Nhưng bạn cũng không nên chần chừ, để mất quá nhiều thời gian sau khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi, suy nghĩ chán chê rồi mới trả lời.
Trong cuộc phỏng vấn, hành vi, cách cư xử của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có thành công hay không. Tất nhiên, những hành động, cử chỉ không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn nhưng ít nhiều cũng giúp bạn gây ấn tượng với người phỏng vấn.Vì thế, tốt nhất, bạn hãy thể hiện bản thân một cách tự tin và tích cực với những hành động và cử chỉ lịch sự, tự nhiên nhất, đảm bảo sự thành công một cách tối đa.
Sau đây là một số gợi ý về những hành vi, cách xử sự nên có, giúp bạn nắm bắt cơ hội và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:
– Tự tin với ngôn ngữ cơ thể (Body language)
Đây là dấu hiệu cực kỳ đơn giản để thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng và rất dễ cho các ứng viên tập dượt trước ở nhà hoặc với bạn bè. Nghe có vẻ không mấy hữu ích nhưng thực tế, ngôn ngữ cơ thể lại đưa đến cho bạn nhiều lợi ích, giúp bạn phát triển kỹ năng của bản thân. Nhưng vấn đề là phải thể hiện body language thế nào cho phù hợp.Khi vào phòng phỏng vấn, mọi động thái của bạn đều cần phải chậm lại, từ từ nhưng lại gây chú ý cho người đối diện.
Bạn có thể nghiên cứu cách làm này từ một số nhân vật thành đạt. Họ luôn tỏ ra tự tin một cách thoải mái, không hề gượng gạo, điều đó cũng có nghĩa là họ không cần vội vàng, họ hiểu rõ điều mình cần làm và sẽ làm. Vì thế, hãy bỏ chút thời gian xem bí quyết những con người thành công này đạt được, để giúp bạn xây dựng cho bản thân một hình ảnh tương tự. Bạn nên cố gắng tập trung vào những người bạn biết và ngưỡng mộ sự tự tin của họ để có được những hành động tương tự.
– Ăn nói rõ ràng và hành động phù hợp với lời nói
Đây là một trong số những bí quyết quan trọng giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trước khi đến buổi phỏng vấn, bao giờ ứng viên cũng đã có sự chuẩn bị với một số câu hỏi mang tính thông dụng. Chắc chắn, bạn sẽ biết nên kết hợp điệu bộ thế nào cho phù hợp với nội dung trình bày.
Tuy nhiên, đừng nói quá nhanh, bởi như thế dễ khiến bạn nói bị vấp, bị nuốt chữ hoặc nhà tuyển dụng không nghe rõ hết lời bạn nói. Nhưng bạn cũng không nên chần chừ, để mất quá nhiều thời gian sau khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi, suy nghĩ chán chê rồi mới trả lời. Điều đó dễ khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình vì ứng viên “câu giờ” quá. Hãy nhớ rằng, bạn đang rất tự tin và hoàn toàn có thể làm chủ thời gian của mình, nhà tuyển dụng sẽ may mắn khi bạn về đầu quân cho họ, chỉ có điều, họ có nhận ra điều nay ngay lúc này không thôi.
– Lịch sự và chu đáo
Dù giỏi giang và tự tin đến đâu, bạn cũng phải nhớ rằng, cần có cách cư xử lịch thiệp và chu đáo, nhất là khi người đối diện nhiều khả năng là sếp tương lai của bạn. Khi đặt chân đến công ty, dù chưa vào phỏng phỏng vấn, bạn cũng đừng khó chịu mà văng tục với những người xung quanh, kể các các ứng viên đang đợi phỏng vấn như bạn. Bạn cũng đừng tỏ ra cao ngạo, coi thường những người xung quanh hay có thái độ tò mò quá đáng về họ.
Đến khi vào phòng, đối diện người phỏng vấn, bạn cũng hãy cân nhắc kỹ trước khi giới thiệu về mình. Mỗi khi trả lời câu hỏi, đừng quên có ngôn từ xưng hô đúng mực. Kết thúc buổi phỏng vấn, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng một cách thật chân thành và xin tên, số điện thoại liên hệ của họ.
 
Cách cư xử dù không quyết định việc bạn có “lọt mắt” nhà tuyển dụng hay không nhưng ít nhất cũng giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với họ mà điều đó là một lợi thế vượt trội cho bạn so với đối thủ.

Theo Zing

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không