Kiến thức Tuyển dụng Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

8
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamViệc đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng là rất quan trọng, không thể là những câu hỏi vu vơ mà phải liên quan đến công việc, công ty và ngành nghề mà bạn muốn làm.
Sau đây là một ví dụ khi phỏng vấn hai ứng viên trong vị trí bán hàng với cùng câu hỏi như trên:
Henry đưa ra câu hỏi: “Tôi muốn biết về những lợi ích được hưởng khi vào làm việc cho công ty, khi nào thì được tính lương hiệu quả? Ngoài ra, các khoản trợ cấp, các kỳ nghỉ hằng năm như thế nào?”. Nếu đây là câu hỏi đầu tiên, quả là quá sớm khi bạn đề cập ngay đến lợi ích cá nhân bởi nó sẽ gây cho nhà tuyển dụng ấn tượng bạn thiếu quan tâm đến công việc.
Còn với Chris, anh chàng tỏ ra khá thụ động khi trả lời một cách rụt rè: “Không, tôi nghĩ rằng tôi đã biết mọi thứ tôi muốn biết, nhưng tôi sẽ có nhiều câu hỏi nếu tôi được vào làm việc tại công ty”. Đây cũng không phải là một ý kiến hay bởi nó thể hiện sự phản ứng thụ động, không thực sự quan tâm đến công việc và trí tưởng tượng thiếu phong phú. Một khi được nhận vào làm mới hỏi thì thực là quá muộn.
Vì thế, việc đưa câu hỏi khi nhà tuyển dụng gợi ý cũng là một thách thức với ứng viên trong quá trình tìm việc. Các nhà tuyển dụng cho rằng, câu hỏi tốt nhất lúc này nên là những câu hỏi đến từ việc bạn lắng nghe thông tin từ người phỏng vấn hoặc những yêu cầu họ đặt ra với ứng viên.
Bạn cần có sự nhanh nhạy trong việc phân tích, xử lý những thông tin vừa nghe từ nhà tuyển dụng để đưa ra những câu hỏi kiểu như: “Vâng, như bạn vừa nói, công ty đang có vấn đề trong việc giữ chân khách hàng lâu năm. Bạn có thể cho tôi biết cụ thể hơn về tình hình này, những thách thức hiện tại cho vị trí tôi đang ứng tuyển?”. Những câu hỏi kiểu này cho thấy sự quan tâm của bạn đến công việc và cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn là người đưa giải pháp cho họ.
Dù vậy, không phải lúc nào bạn cũng có thể ứng phó để có câu hỏi ngay lập tức với những thông tin nhà tuyển dụng vừa đưa ra. Bởi vậy, ứng viên nên có sự chuẩn bị, để xem mình cần biết những thông tin gì trước khi đưa ra quyết định có làm việc cho công ty hay không. Bạn nên tạo một danh sách ít nhất khoảng 10 câu hỏi sẽ đặt ra với người phỏng vấn, rồi tùy thuộc vào tình hình để lựa chọn câu hỏi phù hợp.
Nếu người phỏng vấn là người phụ trách nhân sự ở công ty, bạn nên hỏi về yêu cầu của công ty và cơ cấu tổ chức, các bộ phận hoạt động như thế nào.
Nếu đó là người quản lý, bạn có thể đưa ra câu hỏi dự đoán về sự phát triển của ngành công nghiệp trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện kiến thức chuyên ngành.
Nếu là những nhà tuyển dụng chuyên “săn đầu người”, câu hỏi nên nghiêng về công việc, phẩm chất mong muốn ở ứng viên cũng như những thách thức công ty đặt ra.
Bạn có thể nêu một hoặc nhiều câu hỏi, tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến thời gian và tình hình buổi phỏng vấn diễn ra như thế nào. Những câu hỏi khác, bạn có thể đợi đến lần gặp tiếp theo, còn lúc này, hãy hỏi điều gì bạn quan tâm nhất. Để an toàn, bạn nên chọn câu hỏi tập trung vào trách nhiệm công việc và làm thế nào để phù hợp với vị trí tuyển dụng. Hãy nghĩ một cách đơn giản rằng, phỏng vấn là quá trình trao đổi hai chiều và tìm hiểu được càng nhiều thông tin càng tốt.

Theo Zing

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không