Kiến thức Tuyển dụng Quan điểm sai lầm khi săn việc

Quan điểm sai lầm khi săn việc

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNếu có một hay một số quan điểm dưới đây, bạn nên nhanh chóng loại bỏ để quá trình tìm việc trở nên hiệu quả và nhanh chóng thành công hơn:
“Không có công việc nào dành cho mình cả”
“Thực ra thì có rất nhiều công việc tuyển dụng nhưng lượng người ứng tuyển nhiều hơn trước khiến cuộc cạnh tranh trở nên khó khăn hơn. Để nổi bật, hãy nhờ tới mạng lưới quan hệ của bạn và sử dụng một số mẹo cổ điển như gửi fax hay gửi chuyển phát nhanh hồ sơ xin việc tới nhà tuyển dụng. Bạn sẽ được chú ý bởi hiện nay gần như tất cả các ứng viên khác đều ứng tuyển trực tuyến”, tác giả, nhà diễn thuyết và nhà tuyển dụng Abby Kohut, đưa ra lời khuyên.
“Tất cả những công việc tốt đều được quảng cáo trên mạng”
Matt Youngquist, chủ tịch công ty Career Horizons, cho rằng đến 70 – 80% vị trí tuyển dụng không được công khai rộng rãi. Điều này có nghĩa là phần lớn công việc được tiếp cận thông qua mạng lưới quan hệ chứ không phải đăng ký online.
“Công việc tạm thời không có giá trị”

Nhà tuyển dụng coi vị trí tạm thời như một nền tảng tốt và thường tuyển nhân viên chính thức từ đội ngũ ứng viên tạm thời. Dù sao, công việc tạm thời tạo cơ hội cho bạn tích lũy các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong khi tìm kiếm vị trí lâu dài cũng như lấp lỗ hổng trong CV của bạn. Vì vậy, đừng cho rằng công việc tạm thời chỉ là một sự lãng phí thời gian.
“Thất nghiệp vài tháng sẽ ảnh hưởng tới triển vọng nghề nghiệp”
Điều này phụ thuộc vào những gì bạn làm trong thời gian đó. “Dù bạn ngoài 20 tuổi và mới tốt nghiệp đại học hay là một nhà nội trợ quay trở lại làm việc, hãy nhấn mạnh tất cả kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong thời gian rời xa công sở. Chẳng hạn, bạn đã từng tích cực tham gia gây quỹ cho hội từ thiện địa phương hay là chủ tịch hội phụ huynh. Và hãy chỉ ra bạn đã có thêm kỹ năng, kinh nghiệm gì từ các hoạt động đó trong CV của mình”, Alex Sukhoy, chuyên gia nghề nghiệp và giảng viên của trường kinh doanh Monte Ahuja thuộc đại học Cleveland, khuyên bạn.
“Nhà tuyển dụng luôn thích mẫu CV chuẩn”
Kohut cho rằng: ” Các CV đều như nhau nhau nhưng điều khác biệt là làm thế nào để nhà tuyển dụng biết tới CV của bạn. Để làm được điều này, bạn nên có những “từ khoá” chính xác trong CV đúng như những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hiện nay, nội dung CV quan trọng hơn hình thức. Bên cạnh đó, thư xin việc vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong việc thể hiện sự khác biệt của bạn so với những ứng viên có cùng kinh nghiệm khác”.
“Nhà tuyển dụng không đánh giá cao mạng xã hội”
Ngược lại, mạng xã hội có thể tạo ra sự khác biệt hữu ích nếu bạn biết cách tận dụng. “Người tìm việc ở mọi cấp độ nên sử dụng các mạng xã hội để kết nối với mang lưới quan hệ. Thay vì ứng tuyển vào vị trí theo các cách truyền thống, bạn cũng có thể tìm việc dựa trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng phải cẩn trọng với những gì mình đăng lên trang mạng cá nhân của mình, chẳng hạn như bày tỏ quan điểm chính trị, tôn giáo hay bức ảnh riêng tư…”, Kohut bày tỏ quan điểm của mình.
“Mình sẽ chấp nhận bất cứ lời đề nghị công việc nào”
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, có việc làm đã là tốt rồi. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu chấp nhận công việc mình ghét, bạn sẽ không thoải mái và sẽ tiếp tục tìm việc mới sau thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn có thể làm công việc tạm thời, freelance cho tới khi tìm được công việc thực sự phù hợp.
“Sau cuộc phỏng vấn, nên gọi điện cho nhà tuyển dụng”
Liên lạc lại với nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn là việc làm đúng đắn nhưng thay vì gửi email hay gọi điện, bạn nên viết tay một tấm card cám ơn tới từng người đã phỏng vấn bạn. “Điều quan trọng nhất là hãy thể hiện sự lạc quan, tích cực và hứng khởi thực sự với công việc. Công ty có thể đào tạo kỹ năng nhưng sẽ không dạy bạn phải có quan điểm, thái độ ra sao”, Sukhoy nói.

Theo Dân Trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không