Năng lực của một nhân viên được thẩm định qua hành vi cư xử, ưu điểm hay khả năng giải quyết công việc. Nếu bạn đang là ứng viên cho vị trí quản lý hay lãnh đạo, hãy biết cách thể hiện mình, chứng tỏ mình là một ứng viên có năng lực trong mắt nhà tuyển dụng.
Khả năng giải quyết vấn đề
Khi dự thi vào những chức danh như trưởng bộ phận, phòng ban…bạn có thể gặp phải những câu hỏi như: “Hãy kể lại một tình huống khó khăn mà bạn đã dùng khả năng và kinh nghiệm của mình để giải quyết”. Với câu hỏi kiểu này, nên hiểu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm khả năng giải quyết tình huống, khả năng đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời của bạn. Hãy lưu ý và chuẩn bị trước câu trả lời.
Khả năng giao tế
Là yêu cầu tối quan trọng đối với các ứng viên vào vị trí quản lý. Đó là kỹ năng giao tế qua điệu bộ, cử chỉ, lắng ghe và đối đáp. Bạn chỉ giỏi nghề thôi chưa đủ, vì cương vị lãnh đạo đòi hỏi khả năng truyền đạt, biết lắng nghe cả cấp trên và cấp dưới. Một quy tắc đơn giản là trả lời ngắn gọn, rõ, đừng né tránh những câu hỏi phỏng vấn và mạnh dạn đưa ra những câu hỏi nếu như bạn chưa rõ ý của người phỏng vấn.
Nội lực
Bạn có năng động không, bạn làm việc như thế nào khi chịu nhiều sức ép, có thể làm việc liên tục trong bao lâu? Những câu hỏi như vậy nhằm khám phá “nội lực” của bạn. Điều kiện này càng không thể thiếu trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh hiện nay và luôn được các công ty lớn coi trọng.
Kỹ năng quan hệ song phương
Các công ty săn tìm chất xám luôn đưa ra các câu hỏi về kỹ năng thiết lập và phát triển quan hệ song phương, như: “Bạn dùng uy tín, sức hút cá nhân, sự quả quyết hay sáng suốt để điều khiển hành vi cư xử của người khác theo ý mình?”. Câu trả lời là sự sáng suốt.
“Bạn có bày tỏ sự quan tâm đến nhu cầu, cảm xúc của người khác?”. Câu trả lời là thông cảm, vì bất cứ ai, ở đâu đều muốn có sự cảm thông. “Bạn có tin vào bản thân? Có muốn được người khác tôn trọng?”. Một câu hỏi “cũ rích và ngớ ngẩn”, nhưng bạn cần biết nhà tuyển dụng lại rất thích, hãy chuẩn bị ra phương án trả lời cho thích hợp.
Khả năng quản trị
Kiến thức về quản lý hành chính, quản trị là điều kiện bắt buộc với các chức danh quản lý, lãnh đạo. Nhưng vấn đề quản trị doanh nghiệp luôn đổi mới theo từng giai đoạn và môi trường. Bạn không những cần biết tổ chức công việc mà còn phải săn lùng kiến thức quản trị mới, tìm giải pháp quản lý, tổ chức công việc nhằm khai thác khả năng làm việc, sáng tạo mang lại lợi ích cho công ty.
Theo Dantri
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông