Kiến thức Tuyển dụng Lối đi trở về… công ty cũ

Lối đi trở về… công ty cũ

8
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamSau một thời gian chạy hết công ty này đến công ty khác để tìm việc, bạn chợt nhận ra rằng chẳng đâu hợp với mình bằng công ty cũ, nơi mình đã nộp đơn xin thôi việc. Bạn thấy tiếc nuối và khao khát muốn được trở về?
Trước khi định làm công việc dũng cảm này, bạn hãy xem xét lại những điều dưới đây nhé, cẩn thận đừng biến mình thành kẻ “mặt dày” đấy!

Lý do ra đi trước đây của bạn
Tất nhiên đó phải là những lý do không quá nhạy cảm, và không liên quan đến năng lực. Chẳng hạn bạn đã xin nghỉ vì lý do sức khỏe, vì điều kiện gia đình (nhà bạn mới chuyển đi quá xa công ty chẳng hạn), bạn sinh em bé, bạn định dành thời gian để học lên cao hơn,… Tóm lại, đó không phải là một lý do khó chấp nhận như bạn bỏ việc vì muốn chạy theo một công ty khác có mức lương cao hơn, điều kiện thăng tiến tốt hơn. Cuối cùng, nếu bạn đã phải ra đi vì bị đuổi việc do năng lực kém hoặc ý thức kỷ luật quá tồi thì cũng đừng nên quay lại làm gì.

Hiệu quả làm việc
Dạo trước bạn làm việc ở đó thế nào? Sếp không chê trách gì bạn chứ? Nếu bạn ở mức khá tốt, tốt hoặc xuất sắc thì mới nên nghĩ đến chuyện quay lại. Vì người ta chỉ nhận lại những nhân viên thật cần cho công việc thôi. Không ai thích người đã ra đi.

Những mối quan hệ trước đây
Mối quan hệ giữa sếp và bạn trước đây thế nào, có tốt không? Bạn đã có đôi lần ngồi nói chuyện riêng với sếp rồi chứ? Nếu có thì tốt. Từ hồi đi khỏi công ty, bạn đã lần nào gọi điện về hỏi thăm sếp chưa.
Với các đồng nghiệp cũ, bạn cũng là người thân thiết chứ? Bạn đã bao giờ cãi cọ, khúc mắc hay đã từng chơi xấu họ chưa?

Tìm nguyên nhân cho sự trở về
Chỉ cần khéo léo tìm ra một lý do hợp lý để giải thích cho sự trở về nữa thôi là ổn đấy. Bạn có thể quay lại công ty cũ, đàng hoàng và tự tin quay lại phòng làm việc cũ, vui vẻ hỏi thăm mọi người và trình bày thẳng lý do bạn đến đây. Có thể nói với họ thế này: “Mình nhớ các bạn quá, muốn quay lại đây làm việc, có cho mình làm không nào?”.
Sau khi đã nhận được sự hậu thuẫn của các đồng nghiệp, hãy đi tìm gặp sếp để trình bày lý do. Với tất cả mọi người, hãy đưa ra một lý do hợp lý và dễ chịu như “tôi thấy không đâu bằng nơi này”, hoặc “sau khi sinh, chồng minh muốn mình ở nhà, nhưng quả thật mình không chịu nổi nữa rồi, mình rất muốn được cùng làm việc với mọi người”,…
Có vô vàn lý do có thể khiến người khác thông cảm. Và khi sếp đã chấn nhận rồi, hãy thể hiện mình là một nhân viên tuyệt hảo nhé, để sếp không phải ân hận về quyết định của mình.

Theo Mai Liên

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không