Kiến thức Tài chính kế toán Cổ phiếu công ty chứng khoán, bây giờ chỉ là hoài niệm!

Cổ phiếu công ty chứng khoán, bây giờ chỉ là hoài niệm!

57
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamMột thời, độ “hot” của cổ phiếu các công ty chứng khoán (CTCK) không kém gì cổ phiếu “vua” (tức cổ phiếu ngân hàng). Nhưng giờ đây tất cả chỉ là hoài niệm.
Về số lượng, cổ phiếu chứng khoán có mặt trên sàn khá đông đảo, không hề thua kém các ngành khác. Còn về chuyện làm ăn khó khăn, thua lỗ thì chứng khoán cũng không tệ hơn bất động sản hay một số ngành khác. Nhưng có thể thấy sự yếm thế của cổ phiếu chứng khoán.

Công ty “rỗng ruột”
Thế nhưng, nếu xem xét kỹ lưỡng hơn một chút, sẽ không quá khó để tìm ra nguyên nhân lý giải cho sự tụt dốc này. Công ty bất động sản dù khó, nhưng ít ra cũng có tài sản, cũng còn một chút gọi là căn cơ, dù trong thực tế, nhiều khi lãnh những khoản nợ lớn hơn nhiều lần. Cũng tương tự như vậy, khoáng sản dù sao cũng là hoạt động khai thác, sản xuất, dòng tiền ít nhiều ổn định.
Còn CTCK có gì? Khi CTCK đã “yếu” thì sự suy yếu có thể nói là yếu toàn diện: làm ăn thua lỗ, mất người, sang nhượng khách hàng cho công ty khác rồi dẫn đến bán ra danh mục đầu tư, tài sản, chỉ còn giấy phép, nhưng hiện giờ giấy phép cũng không phải là hàng hiếm nữa.
Như vậy, thì dù thị trường chứng khoán có phục hồi, nhiều CTCK yếu vẫn hoàn yếu, không thể cựa quậy gì. Nó khác với thị trường bất động sản phục hồi, các công ty trong ngành còn có thể cải thiện tình hình. Chưa kể, CTCK cũng là một dạng doanh nghiệp trong mắt của nhiều người là “đặc biệt”, vì vậy lâu lâu lại xảy ra một vụ CTCK mất thanh khoản, lãnh đạo CTCK bị bắt, hay bị hủy niêm yết, chắc chắn dư chấn sẽ rất lớn. Nói tóm gọn, những yếu tố “căn cơ” của công ty chứng khoán gần như không còn để thị trường, nhà đầu tư, cổ đông có thể trông đợi, bám víu.
Hiện nay, nói đến những cổ phiếu chứng khoán còn thu hút được nhà đầu tư thì số lượng chỉ đếm trên đầu một bàn tay với những cái tên: SSI, VND, KLS… Nhưng thực ra, tính đại diện cho ngành của 3 cổ phiếu này cũng không thực sự rõ ràng. Chứng khoán HSC (HCM) cũng là một công ty lớn, hoạt động tốt nhưng cổ phiếu này so về tính thanh khoản và độ ưa chuộng trên thị trường khó có thể sánh với ba mã vừa nêu.

Chỉ còn vài “đại gia”
Với SSI, vị thế của cổ phiếu này thực ra không chỉ nằm trong ngành chứng khoán, dù cho SSI vẫn được nhiều người xem là CTCK hàng đầu hiện nay. Đây là một cổ phiếu nằm trong nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, có tính dẫn dắt. Như vậy, chỉ cần kỳ vọng chung về thị trường chứng khoán hồi phục, chưa cần thấy kết quả kinh doanh của SSI rõ ràng, thì cổ phiếu này vẫn có thể tăng giá.
Về sau, tất nhiên khi chứng khoán tăng, SSI càng lãi nhiều thì chuyện tăng giá thêm là điều dễ hiểu. Hoặc như các ETF, các quỹ đầu tư theo chỉ số muốn chọn những cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu, SSI vẫn sẽ nằm trong danh sách. Tức là phạm vi lựa chọn của thị trường dành cho SSI là cực lớn.
Nhưng cũng vì vậy mà khi SSI tăng, không có nghĩa là VND và KLS cũng tăng và ngược lại. Thực ra, với việc đem tiền mặt gửi ngân hàng, lâu lâu lại tham gia tự doanh, hoạt động của KLS (Chứng khoán Kim Long) không gắn kết một cách chặt chẽ với thị trường.
Thành ra, khi thị trường chứng khoán hồi phục, không có nghĩa là hoạt động của KLS tốt lên một cách tương ứng. Cổ phiếu này tăng là có thể bởi đây là cổ phiếu có vốn hóa lớn tại sàn HNX, và được nhiều nhà đầu tư thích đánh ngắn hạn, lướt sóng ưa chuộng, vì vậy tạo nên sức cầu, giúp cho cổ phiếu tăng giá.
Hoạt động của VND (Chứng khoán VN Direct) gắn với thị trường nhiều hơn, thị trường phục hồi, kỳ vọng công ty có lãi cũng tăng. Nhưng cũng như KLS, việc có những biến động mạnh, cho thấy cổ phiếu này thu hút rất nhiều sức cầu trên thị trường, mà ở đây không phải lực mua nào cũng xuất
phát từ yếu tố cơ bản.
Chính vì vậy, những biến động cũng hết sức khó lường. Cũng có đôi lúc cả VND và KLS có những biến động giống nhau, nhưng chưa chắc là sự “đồng điệu” về cùng ngành, mà chỉ là cả hai đều là những cổ phiếu trụ cột, mang tính dẫn dắt tại HNX.
Câu hỏi “bao giờ cho đến ngày xưa” dành cho nhóm cổ phiếu CTCK thực ra cũng là để hoài niệm, nhắc lại chứ nếu xét theo thực tế thì chắc rất khó và có phần lạc quan thái quá. Một sự tiếc nuối cho nhóm cổ phiếu đã một thời đình đám, nhưng suy cho cùng, sự suy yếu này cũng là minh chứng đúng đắn cho thực chất yếu kém của công ty chứng khoán. Trường hợp CTCK yếu kém mà cổ phiếu vẫn hot, vẫn tăng giá, biến động mạnh mới là đáng lo.

Theo thoibaokinhdoanh

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không