Kiến thức Tuyển dụng “Thỏa hiệp” – Nguyên nhân của thất bại khi đi phỏng vấn

“Thỏa hiệp” – Nguyên nhân của thất bại khi đi phỏng vấn

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBạn đã “vác” hồ sơ đi quá nhiều nơi, đã chán nản với những cuộc phỏng vấn, thương lượng rồi lại “bặt vô âm tín”… Sự thất vọng đã dần hiện lên rõ ràng trong bạn. Sự mệt mỏi dẫn bạn đến chỗ thỏa hiệp, bạn có thể chấp nhận bất cứ công việc gì…
Nhưng dường như chính sự dễ dãi của bản thân lại khiến bạn một lần nữa phải vác hồ sơ đi gõ cửa một nơi khác…
Tại sao sự tuyệt vọng không giúp ích gì cho bạn
Bạn có thể băn khoăn không hiểu nổi nhà tuyển dụng, vì sao họ từ chối những ứng viên chấp nhận làm bất cứ công việc gì, với bất kỳ mức lương nào nhà tuyển dụng đưa ra. Thực ra, nhà tuyển dụng sẽ không nghĩ rằng đó là ưu điểm của ứng viên mà thực ra đó là nhược điểm. Một ứng viên không biết đánh giá đúng năng lực, thế mạnh của mình, không biết đâu là công việc phù hợp với mình và mình xứng đáng nhận mức lương bao nhiêu, ứng viên ấy chắc chắn không phải là một ứng viên sáng giá…
Nhà tuyển dụng cũng sẽ không e dè gì mà phán đoán rằng: Lý do anh ta chấp nhận mọi điều kiện công ty đưa ra chỉ đơn giản vì anh ta không thể chứng tỏ mình ở một nơi khác. Anh ta cần công việc này hơn là mình cần anh ta. Năng lực của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá như vậy đấy!
Để tránh cho nhà tuyển dụng nhìn nhận ra những tuyệt vọng và dễ dãi quá mức của bạn, bạn cần tránh nói những câu sau:
• “Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì!”
Tư tưởng trên hiện hữu trong đầu bạn khi bạn đã mất quá nhiều thời gian để xin việc, hoặc vì lí do kinh tế: bạn có vô vàn những hóa đơn cần phải được thanh toán, hay vì đó là một công ty cực kỳ nổi tiếng, bạn muốn vào được công ty này với bất kỳ giá nào…Cho dù với bất cứ lý do gì, đừng cho nhà tuyển dụng nghe thấy câu nói đó của bạn. Bạn rất có thể sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên
• “Tôi sẵn sàng là nhân viên tạm thời”
Sự thật là hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu nhân viên của mình trải qua thời gian thử việc. Vậy thì tại sao bạn lại không nên nói câu này? Vì nhà tuyển dụng hiểu rằng một ứng viên có tâm huyết với công ty sẽ mong muốn mình trở thành một nhân viên chính thức. Câu nói của trên của bạn không khiến nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt tình của bạn. Hơn thế họ cho rằng bạn coi công việc sắp tới chỉ mang tính chất tạm thời mà thôi. Thay vì nói câu nói “mất điểm” trên, hãy nói với họ rằng: “Tôi thật sự mong muốn trở thành nhân viên chính thức của công ty. Nhưng nếu các ông muốn thử thách tôi trong một thời gian, tôi xin sẵn sàng”.
• “Tiền không là vấn đề với tôi”
Bất cứ một ai đi làm trước hết đều để có thu nhập nuôi bản thân, dù cho với ai đó đây không phải là mục đích duy nhất. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì? Thứ nhất bạn chẳng thành thực gì trong câu nói này. Thứ hai, bạn e dè khi thương thảo về vấn đề thu nhập? Lý do tại sao bạn e dè? Có thể do bạn quá cần một công việc hiện nay? Hay bạn không đánh giá được năng lực của bản thân mình? Hoặc bạn không tự tin về bản thân? Từng bấy lý do đủ để nhà tuyển dụng loại bạn ra khỏi cuộc chơi?
• “Tại sao ông không gọi điện lại cho tôi?”
Bạn đã nộp hồ sơ, hoặc trải qua vòng phỏng vấn đầu tiên, nhà tuyển dụng hẹn với bạn rằng: “Chúng tôi sẽ liên hệ lại với anh trong 1, 2 ngày tới”. Nhưng thực tế là, đôi khi công việc của công ty không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, họ có thể chậm trễ 1 vài ngày, thậm chí là một vài tuần. Bạn gọi điện đến chất vấn, hoặc hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng trong lần phỏng vấn tiếp, đôi khi họ lại cho rằng bạn là kẻ phiền phức!
Bạn có thể làm gì?
Trước hết không nói bất kỳ cụm từ nào trong số những cụm từ nêu trên. Quan trọng hơn, bạn phải chứng tỏ được cho nhà tuyển dụng thấy rằng công ty của họ rất may mắn vì có được bạn chứ không phải ngược lại. Dừng tự mãn, nhưng thế hiện là bạn hoàn toàn đã sẵn sàng cho công việc vì bạn cảm thấy nó phù hợp với bạn chứ không phải vì công ty đang tuyển dụng.
Ngay cả khi bạn đang thất vọng vô cùng, hãy nhớ đến những nguyên tắc này, vì nó gần như là một kỹ năng để tìm được một công việc tốt.
• Bạn cần đưa ra những bằng chứng chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy những thành tích bạn có được trước đó.
• Cho nhà tuyển dụng thấy bạn quan tâm đến công ty của họ hơn là tiền. Vì thế hãy thực hiện các nghiên cứu về công ty, thậm chí một vài cuộc phỏng vấn với các nhân viên trong công ty nếu có thể.
• Thực hành và tiên liệu trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi để không phát ngôn ra những câu trả lời không có lợi. Chẳng hạn như chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi: “Tại sao bạn muốn công việc này?”. Đừng ngại đề cập đến thu nhập, hãy chuẩn bị cả những con số mà bạn sẽ đưa ra.
Lập ra những lý do bạn có thể là ứng viên tốt nhất cho công việc. Bạn không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí trên nếu bạn không tin tưởng vào chính bản thân mình. Cách tốt nhất để thuyết phục mình là xem xét tất cả các phẩm chất phù hợp mà bạn có.

Theo CNN

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không