Với vấn đề thuế suất thu nhập doanh nghiệp phổ thông, các đại biểu kiến nghị giảm thuế suất phổ thông xuống 20% hoặc ít nhất cũng giảm thêm 1% so với dự thảo và mức thuế suất mới sẽ là 22%.
Ý kiến trên được các đại biểu đưa ra tại Tọa đàm góp ý kiến về một số nội dung trong Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi diễn ra sáng nay (9/4), do VCCI cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp/Hiệp hội ngành hàng tổ chức.
Tại tọa đàm, các đại biểu đại diện cho các Hiệp hội mong muốn việc sửa đổi Luật Thuế TNDN lần này tiếp tục tháo gỡ những hạn chế, cản trở trong quá trình thực hiện Luật trong 4 năm vừa qua. Cụ thể, đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị cụ thể về các mức thuế. Đối với vấn đề thuế suất phổ thông, các đại biểu kiến nghị giảm thuế suất phổ thông xuống 20% hoặc ít nhất cũng giảm thêm 1% so với dự thảo và mức thuế suất mới sẽ là 22%. Về xác định “doanh nghiệp vừa và nhỏ” để được ưu đãi, đại diện các Hiệp hội kiến nghị tăng mức doanh thu lên 100 tỷ đồng Việt Nam vì cho rằng mức doanh thu 20 tỷ đồng Việt Nam như Dự thảo Luật sửa đổi hoàn toàn không phù hợp.
Về mức khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại, so sánh với Luật hiện hành, Dự luật đã điều chỉnh mức khống chế chi phí khuyến mại quảng cáo từ 10% lên 15% và bỏ các khoản chi như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi danh sách về khống chế mức chi. Đây là sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng chưa triệt để.
Tuy nhiên, đối với việc đặt mức khống chế chi phí khuyến mại, quảng cáo, nhiều doanh nghiệp và các Hiệp hội vẫn cho rằng chưa hợp lý và cần được bãi bỏ mức giới hạn này, bởi nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, việc khống chế chi phí này khiến doanh nghiệp trong nước khó xây dựng và phát triển thương hiệu, luôn bị thua thiệt khi cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được hỗ trợ chi phí này từ công ty mẹ để thực hiện chiến lược đầu tư nhãn hiệu của họ ở nước ngoài nên không hạn chế chi phí này. Chỉ có doanh nghiệp trong nước hoặc chờ đợi tiếp tục được nhà nước bảo hộ nên không quảng bá sản phẩm của mình hoặc muốn quảng bá thì lực bất tòng tâm vì khoản chi này không được trừ khi tính thuế doanh nghiệp nên lại thôi hay quảng bá một cách “yếu ớt“….
Theo DDDN
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông