Kiến thức Tuyển dụng Ứng phó thế nào khi bị cướp công

Ứng phó thế nào khi bị cướp công

29
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Một thực tế đáng buồn là các sếp thường hay “vô tình” mượn tạm ý tưởng của nhân viên hoặc giành phần nhiều công lao từ nỗ lực đóng góp của cấp dưới.
Theo khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu Persuadable, 25% người được hỏi cho biết họ cảm thấy không thoải mái với cấp trên, do thường bị giành công. Một nhân viên giải thích, “Sếp thường bác hết tất cả các ý kiến của tôi để rồi vài tuần sau, sáng kiến sếp đưa ra lại là một trong số ấy”.

Được một lần, sẽ có lần hai?
Theo chuyên gia tâm lý công sở, Janet Scarborough Civitelli của trang web VocationVillage.com, “Một số cấp trên thường ‘hưởng không’ thành tích của nhân viên vì họ thiếu tinh tế, không nhận ra sự bất công khi ‘lấy cắp’ nỗ lực của cấp dưới.”
Theo Civitelli, nếu bạn bị sếp ăn cắp ý tưởng, hãy chuẩn bị tinh thần và chú ý tránh để tái diễn ở lần sau. Nhưng nếu chuyện “vô tình mượn tạm” này thường xuyên xảy ra, đã đến lúc bạn cần lên kế hoạch hành động.
Trước khi “làm rõ trắng đen” với sếp, bạn cần cân nhắc kết quả (hay hậu quả) sau đó. Chẳng hạn, bạn hãy hỏi chính mình, nếu sếp đưa ra ý kiến của bạn nhưng cấp trên lại bác bỏ, liệu bạn có cảm giác tức tối như mình bị cướp công như vậy không? Và nếu bạn vẫn chắc chắn rằng, bạn cần nói chuyện với sếp về vấn đề này, hãy hẹn gặp riêng để thảo luận với sếp.
Carolyn Thompson, tác giả quyển sách Ten Secrets to Getting Promoted, cho biết, “Hãy hỏi vì sao bạn không được ghi nhận công lao và lắng nghe câu trả lời của sếp. Ghi chú lại các điểm thảo luận và ngày tháng để sếp biết bạn coi trọng buổi nói chuyện này, chứ không phải hỏi bâng quơ để thỏa mãn tự ái nhất thời. Yêu cầu được công nhận các đóng góp cho nhóm trong thời gian tới và chia sẻ với sếp cảm giác ‘bị hất chân’ khi bị lờ đi nỗ lực của chính mình.”
Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó khéo léo hơn trong tình huống này:

“Lưu giữ chứng cứ”
Theo Civitelli, “Bạn không nên đưa ra những ý tưởng nổi bật trong những cuộc trao đổi cá nhân hoặc email riêng giữa hai người vì như thế rất dễ bị ‘mượn tạm’.” Ghi chú cẩn thận trong các cuộc họp, tạo các thư mục lưu trữ email, thư từ trao đổi ý kiến qua lại.
Ngoài ra, bạn nên thêm các đồng nghiệp trong nhóm hoặc những cấp trên khác có liên quan đến dự án trong chuỗi email khi trình bày sáng kiến của mình.
Theo Thompson, “Nếu sếp có thói quen ‘sử dụng không công’ ý tưởng của người khác, bạn sẽ không phải là nạn nhân duy nhất, nên trước sau cây kim trong bọc cũng bị lộ ra. Để những người khác biết về ý tưởng của bạn cũng là cách hay để tự bảo vệ mình.”

“Fair play” với đồng nghiệp
Bạn không phải là người duy nhất thích được ghi nhận công lao cho nỗ lực của mình. Do đó, theo Thompson, bạn cần nói lời cảm ơn và ghi nhận thành tích của các đồng nghiệp chung nhóm qua điện thoại, email hoặc trực tiếp trong cuộc họp. Những người khác sẽ trân trọng điều đó, hiểu rõ cách thức làm việc của bạn và ủng hộ bạn nếu chẳng may bạn bị cướp công.

Thể hiện sự chuyên nghiệp
Đôi khi, các sếp không thực sự cố tình lấy cắp ý tưởng hay giành công của bạn, mà chỉ do nóng lòng muốn có được cái gật đầu của lãnh đạo.
Theo đó, bạn cần bày tỏ chính kiến của mình theo hướng xây dựng, tức yêu cầu sếp ghi nhận và đề cập đến đóng góp và công lao của bạn trong những lần sau, chứ không nên nằng nặc đòi sếp phải lật ngược lại vấn đề và “công bố” với mọi người về thành tích của bạn trước đó. Bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách nhìn về phía trước, chứ không kì kèo về chuyện đã qua. Dù gì đi nữa, đến cuối cùng đó cũng là thành quả làm việc của bạn và bạn nên tự hào vì ý tưởng của mình được cất nhắc và trọng dụng.

Theo Career Builder

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không