1. Chứng minh năng lực của bạn bằng những thành tích cụ thể bạn đạt được, thể hiện qua số liệu, kết quả… đừng để nhà tuyển dụng phải đoán mò về khả năng của bạn.
2. Đừng quên đề cập những thành tích học tập vượt trội, những giải thưởng trong học tập, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học… của bạn trong resume vì đây chính là những bằng chứng “hùng hồn” nhất cho năng lực của bạn.
3. Tập trung mô tả sự phù hợp giữa kinh nghiệm làm việc của bạn và vị trí mà bạn đang dự tuyển. Ngoài ra, cách trình bày resume logic, gọn gàng, sạch đẹp, đúng chính tả cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn.
4. Ngày nay, những kỹ năng Anh văn, vi tính rất quan trọng khi bạn đi xin việc, cho dù bạn dự tuyển cho vị trí Kế toán thì cũng phải biết về các thuật ngữ Anh văn trong ngành, biết sử dụng một số phần mềm trong chuyên ngành đó.
5. Cố gắng thể hiện tối đa sự phù hợp của mình đối với vị trí dự tuyển, từ việc thể hiện kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn đến các kỹ năng chuyên môn… tránh các trường hợp kể lể dài dòng những thông tin không liên quan, không phù hợp với các vị trí mà mình đang dự tuyển.
6. Nhấn mạnh vào những điểm mạnh của bạn trong resume, và nếu có thể hãy nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để chuẩn bị cho mình một resume tốt nhất, tránh tình trạng trình bày resume bằng những nội dung quá ngắn gọn, chung chung gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi đánh giá năng lực của bạn.
7. Đừng quên thể hiện sự năng động của mình qua những kinh nghiệm làm việc ngay khi còn là sinh viên. Trong thực tế, các bạn sinh viên thường lo ngại mình không có kinh nghiệm sẽ rất khó khăn khi đi tìm việc nhưng thực tế cũng đã chứng minh kinh nghiệm là do chính bạn tạo ra, quan trọng là các bạn phải biết nắm lấy cơ hội và tự trang bị cho mình những trải nghiệm thực tế trước khi bước vào cuộc cạnh tranh nghề nghiệp chông gai.
8. Sự trung thực thừa nhận những điểm yếu của mình (lưu ý những điểm yếu không ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang dự tuyển) cũng là một điểm gây chú ý đến nhà tuyển dụng vì điều đó thể hiện bạn là người trung thực và sẵn sàng học hỏi khắc phục những khiếm khuyết.
9. Đừng quên thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu cũng như tinh thần cầu tiến của mình vươn tới những vị trí cao hơn, nắm giữ các công việc quan trọng hơn. Các bạn phải hiểu rõ giá trị của mình trước khi để nhà tuyển dụng phát hiện ra điều đó.
10. Sự súc tích và cô đọng trong resume, chỉ đi vào những ý chính, cần thiết cho quá trình sàng lọc resume của nhà tuyển dụng, không quá “phô trương” về bản thân mình.
Theo HRVietnam.com
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông