Kiến thức Đào tạo Nghề chọn người hay người chọn nghề

Nghề chọn người hay người chọn nghề

9
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamKhi còn ngồi ở ghế nhà trường ai cũng định hướng cho mình một nghề nghiệp riêng. Có bạn thì lớn lên tôi sẽ là một bác sĩ, có bạn khi lớn lên sẽ là một giáo viên, một kỹ sư. Rồi khi các bạn lớn lên thêm một chút, bước chân vào giảng đường Đại Học, thì hình như việc chọn nghề cho bản thân mình đã xác định rõ ràng rồi. Nhưng có mấy ai khi ra trường lại chọn đúng chuyên ngành của mình đã học hay không. Vậy vấn đề là mình chọn nghề hay là nghề chọn mình. Chúng ta hãy cùng nhau làm rõ nha.
I. DO ĐỊNH HƯỚNG GIA ĐÌNH.

Có một số bạn khi còn là học sinh, sinh viên đã được gia đình mình chọn cho một cái nghề. Ví dụ như, bạn nào có gia đình theo nghề bác sĩ, giáo viên thì từ nhỏ đã được gia đình đào tạo theo một khuôn mẫu nhất định. Tức là khi lớn lên bạn làm thế nào không biết phải theo cái nghề “cha truyền con nối” này. Như vậy, là các bạn đã chọn nghề. Các bạn quyết tâm đi theo cái nghề của gia đình nhưng không biết mình phù hợp hay không? Để rùi sau một thời gian dài bỏ công theo đuổi, các bạn mới biết là mình không phù hợp với cái nghề này. Sau đó, các bạn bỏ cuộc chán nản. Và hoàn cảnh “đẩy đưa, đưa đẩy” như thế nào không biết, bạn lại làm một nghề hoàn toàn xa lạ nhưng bạn lại cảm thấy phù hợp. Đấy là Nghề chọn mình.

II. DO KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Vậy hoàn cảnh của xã hội hay kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào. Có một số bạn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học theo một chuyên ngành nhất định, để rồi tự hứa với lòng là khi ra trường tôi phải làm cho bằng được cái nghề mà tôi đang học. Nhưng có mấy ai làm được điều đó. Khi ra trường, do hoàn cảnh xã hội khó xin việc làm, do nhu cầu mưu sinh, do áp lực gia đình mà một số bạn không ngần ngại đi làm trái ngành, trái nghề của mình để kiếm sống. Và lượng sinh viên mà đi theo con đường này không ít trong thời buổi hiện nay.

III. DO SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN

Một số bạn từ khi còn nhỏ đã có một sở thích cụ thể và khi lớn lên các bạn quyết tâm theo đuổi sở thích của mình. Và đại đa số các bạn theo sở thích của bản thân thì thường hay thành công trong công việc.
IV. DO “MÁC” CỦA CÔNG VIỆC

Có một số bạn rất dễ bị cái vẻ bề ngoài của công việc đánh lừa. Ví dụ như nghề người mẫu, ca sĩ, MC,…Đây là những cái nghề mà không phải ai muốn cũng làm được. Vì thế có rất nhiều bạn rất dễ bị chán nản và bỏ cuộc khi theo nghề này. Nếu như không chán nản thì sẽ gây ra một số hiện tượng lạ mà chúng ta còn gọi là “Thảm họa của V.Pop”.
Vậy việc chọn nghề chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố nào:

Theo MW

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không