Kiến thức Marketing Thổ dân Maasai Châu Phi đòi bản quyền

Thổ dân Maasai Châu Phi đòi bản quyền

25
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNội dung nổi bật:
Maasai, một sắc dân gồm 3 triệu người sống ở Kenya và phía bắc Tanzania, có trang phục màu đỏ nổi bật của họ khiến họ có sức “hấp dẫn” đặc biệt. Nhiều hãng lớn đã sử dụng biểu tượng và hình ảnh của Maasai để kinh doanh. 
Các hãng bút Delta, xe Jaguar Land Rover, Louis Vuiton, Calvin Klein, Ralph Lauren, Diane von Furstenberg, mỗi hãng kiếm được doanh số bán hàng mang nhãn hiệu Maasai 100 triệu USD/năm. Có khoảng 10.000 công ty trên toàn cầu sử dụng tên Maasai cho các sản phẩm của họ.
Layton, 62 tuổi, sáng lập Light Years IP, một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ năm 1999. Light Years IP đã thành công ở hơn 20 nước châu Phi, giúp nhiều người dân thoát đói nghèo.
Muốn để bà con thổ dân Maasai hiểu về vấn đề tiền bạc, đôi lúc bạn phải nói đến bò. Lawrence ole Mbelati đứng trước 70 già làng và tộc trưởng người Maasai ở một vùng phía bắc Tanzania giới thiệu với họ tấm hình chụp cây bút mực có vỏ màu đỏ – nâu.
Chẳng có chương trình tặng bút hay tập vở ở đây đâu. Cây bút Mbelati giới thiệu là sản phẩm của hãng sản xuất bút Delta từ Ý được tung ra thị trường năm 2003 và được bán với giá lên tới 600 USD. “Tức là bằng giá bốn con bò tốt”, Mbelati nói. Thế cho bà con dễ hình dung. Tên của bút là Maasai, đây mới là điều đáng quan tâm nhất.
Mbelati làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Kenya, anh nói tiếng Maa (ngôn ngữ của dân Maasai) nhưng mặc quần jean và áo phông. Những người nghe anh nói mặc quần áo như mọi ngày: áo shuka đỏ, thêm một tấm toga đỏ quấn quanh nữa, đi dép cao su cắt từ lốp xe, đeo khuyên tai, vòng cổ và vòng tay làm bằng những xâu hạt rất phức tạp. Một số giở điện thoại di động lên bàn, bật ghi âm để ghi lại lời của Mbelati về chuyện người khác làm giàu trên tài sản của mình như thế nào.
Bút máy Maasai của hãng Delta chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm sử dụng thương hiệu Maasai để làm ăn. 
Hãng Jaguar Land Rover vào năm 2003 ra một dòng xe SUV mang tên Maasai. 
Bộ sưu tập thời trang nam Xuân hè 2012 của Louis Vuitton có những chiếc khăn và áo được lấy ý tưởng từ quần áo shuka truyền thống của dân Maasai. 
Công ty sản xuất giày Masai Barefood Technology quảng cáo rằng đế giày của họ được tạo theo cảm hứng của những đôi chân trần nhanh nhẹn của người Maasai. 
Các hãng Calvin Klein, Ralph Lauren, Diane von Furstenberg cũng có những dòng sản phẩm mang tên Maasai.
Trong một thập niên qua, sáu hãng này, mỗi hãng kiếm được doanh số bán hàng mang nhãn hiệu Maasai hàng năm trên 100 triệu USD, theo Ron Layton, người New Zealand, chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền, bằng sáng chế, tài sản phi vật thể và thương hiệu. Ông cũng ước tính khoảng 10.000 công ty trên toàn cầu sử dụng tên Maasai cho các sản phẩm của họ.
Maasai, một sắc dân sống ở Kenya và phía bắc Tanzania, được Layton ước tính có khoảng 3 triệu người, vẫn giữ những truyền thống và tập quán sống của họ trong những ngôi nhà vách đất. Các ngôi nhà được dựng xung quanh một khoảng sân lớn dùng để làm chuồng bò và dê. Trang phục màu đỏ nổi bật của họ khiến họ có sức “hấp dẫn” như sư tử, hươu cao cổ hay tê giác có nhiều ở vùng đông châu Phi này. Họ kiếm được chút lợi từ khách du lịch nhưng họ bị lạm dụng nhiều hơn và họ bắt đầu tức giận về chuyện đó.
Isaac ole Tialolo, 52 tuổi, là một nhà vận động đòi quyền cho người Maasai nhiều năm qua. Một lần ông đã đập máy ảnh của một du khách vì chụp hình ông mà không xin phép ông. Trong một lần đến Mombasa, thành phố lớn thứ hai ở Kenya sau thủ đô Nairobi, ông đã tranh cãi với một chủ nhà hàng người Trung Quốc dám sử dụng các bức tượng người Maasai để đặt chỉ dẫn cho toilet nam và nữ. Khi một người bạn ông giới thiệu về Layton, ông lập tức liên hệ. “Chúng tôi biết là có quá nhiều người lạm dụng nền văn hoá của chúng tôi vào làm ăn”, Tialolo phẫn nộ.
Layton, 62 tuổi, bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ từ những năm 1970. Ông sáng lập Light Years IP, một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ năm 1999. Trước đó, ông làm việc cho các dự án của UNDP hay World Bank trong nhiều năm. Light Years IP đã thành công ở hơn 20 nước châu Phi, giúp nhiều người dân thoát đói nghèo.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không