Kiến thức Con người ‘Tuyệt chiêu’ nhận dạng các sếp trái tính

‘Tuyệt chiêu’ nhận dạng các sếp trái tính

11
Công ty bạn đột ngột thay đổi nhân sự và bạn chợt nhận ra rằng bạn đang việc dưới một người sếp chuyên quyền, khó tính. Nếu không may mắn bạn bắt gặp phải những người sếp như vậy thì bạn sẽ làm gì? Tức giận, cáu gắt, thờ ơ hay là phảnkháng lại hay thậm chí là rời bỏ công ty. Sau đây, TimViecNhanh.com sẽ hướng dẫn bạn một số cách để bạn cải thiện tình hình với những sếp “trái tính” này
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Môi trường nào cũng có một vài người sếp khó tính việc do đó việc khôn ngoan lúc này tập trung vào thực tế, không quan tâm, càng ít chú tâm để ý đến tính cách của sếp bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái nhiều hơn.

Sếp hách dịch: Điều dễ nhận thấy đối với những người sếp này họ hay nghi ngờ người khác và luôn to tiếng. Họ hay đưa ra những quy định ngặt nghèo và bắt nhân viên phải tuân theo. Tuy nhiên, những sếp này cũng có những ưu điểm đó là họ luôn có sự nhanh nhạy trong công việc , làm việc với những sếp này bạn cũng sẽ dễ dàng đối phó với nhiều thách thức.Với những sếp hách dịch và hay nghi ngờ này trong công việc bạn nên trình bày chi tiết về công việc và giải thích một cách thấu đáo bất cứ vấn đề nào sếp hiểu lầm. Và trong công việc bạn hãy luôn thể hiện cá tính của mình trong công việc nhưng phải thật tinh tế, hãy luôn lắng nghe, học hỏi và ủng hộ những sếp này bBất cứ khi nào sếp đưa ra ý tưởng hoặc vấn đề nào đó, thay vì tranh cãi kịch liệt với sếp, hãy lắng nghe
Sếp ích kỉ: Việc luôn đặt bản thân mình cao hơn những người khác. Đặc biệt, kiểu sếp này có thể chỉ trích một cách bất lịch sự tới cấp dưới, họ có thể không hào hứng với những lời góp ý và có ít sự thông cảm với nhân viên.
Việc lúc này là bạn hãy giao tiếp với sếp thường xuyên và bạn sẽ dần dần hiểu nguyên nhân sự khó tính của sếp và sẽ dự đoán những vấn đề trước khi chúng phát sinh hoặc trở nên căng thẳng hơn. Cười – nụ cười có thể phát huy có tác dụng giảm “ nhiệt” khi cơn giận của sếp dâng cao. Và cuối cùng, hãy kiểm soát tình hình bằng cách thể hiện vai trò gương mẫu về cách cư xử tốt.
Sếp “nóng tính”: Những sếp này dễ dàng bốc hỏa bất cứ lúc khi bạn không làm đúng như ý của sếp. Tuy nhiên sếp cũng là người bình thường và cũng có những điểm yếu. Việc đối phó sếp này là bạn hãy cứ luôn luôn tôn trọng sếp cho dù tính tình sếp nóng nảy, thường xuyên phớt lờ những nỗ lực của bạn, hãy cư xử và tỏ ra bình thường. Bạn không phải tỏ vẻ xun xoe, giả tạo hay nịnh nọt sếp, chỉ cần lịch sự đủ để sếp thấy mình được tôn trọng.
TimViecNhanh.com kết: Mỗi người sếp đều có nét đặc trưng với điểm mạnh và yếu của riêng mình, do đó làm việc với bất kỳ sếp nào dù khó tính đến như thế nào thì hãy cứ bình tĩnh và tìm cách giải quyết để duy trì năng suất công việc của mình càng ít chú tâm, để ý đến tính cách của sếp thì bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hứng thú trong công việc nhiều hơn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không