Kiến thức Đào tạo Các phong cách lãnh đạo hiệu quả

Các phong cách lãnh đạo hiệu quả

13
Phong cách lãnh đạo nào là đúng? Đây là vẫn luôn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi từ trước đến nay. Thực tế cho thấy các lãnh đạo thành công có thể áp dụng rất nhiều phong cách khác nhau, tùy theo từng tình huống và yêu cầu thực tế.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Sau đây là 6 phong cách lãnh đạo điển hình nhất:

– Lãnh đạo dựa vào tầm nhìn: phong cách này thích hợp với những tổ chức đang cần một hướng đi mới. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là xác định mục tiêu cụ thể, và truyền cảm hứng cho cấp dưới hướng đến mục tiêu đó, còn về việc thực hiện, họ có thể áp dụng cách thức riêng của mình và chấp nhận những rủi ro có tính toán.
– Lãnh đạo thông qua huấn luyện: đây là lối lãnh đạo 1-1, chú trọng vào việc giúp thành viên nâng cao năng lực của mình và hòa hợp mục đích của anh ta với mục đích chung. Tuy nhiên, khi áp dụng cách thức này, nhà lãnh đạo cần lưu ý giữ khoảng cách vừa phải với thuộc cấp, tránh để anh ta có cảm giác cấp trên đang quản lý quá mức công việc của mình và coi thường năng lực của anh ta.

– Lãnh đạo bằng sự liên kết: phong cách này đề cao tầm quan trọng của làm việc nhóm, nhiệm vụ của người lãnh đạo là tạo dựng bầu không khí ôn hòa và giữ cân bằng các mối quan hệ của thành viên trong nhóm, liên kết họ lại thành một khối. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này không nên được áp dụng quá triệt để mà nên kèm theo một phong cách khác cứng rắn hơn. Vì nếu áp dụng không khéo léo, phương pháp lãnh đạo này sẽ khiến thành viên kém tôn trọng người lãnh đạo và mục đích chung của cả nhóm.
– Lãnh đạo theo kiểu dân chủ: cách thức lãnh đạo này đặt trong tâm vào nền tảng kiến thức và kỹ năng của từng thành viên, nhiệm vụ của người lãnh đạo là tạo môi trường cho tất cả thành viên phát huy tối đa khả năng của mình để phục vụ mục đích chung. Đây là phong cách lãnh đạo tối ưu khi tổ chức đang thiếu đường hướng hoạt động cụ thể hay đang đối mặt với vấn đề khẩn cấp, người lãnh đạo phải khuyến khích thành viên trong nhóm nêu ra ý kiến để tổng hợp thông tin và ra quyết định.
– Lãnh đạo theo thành tích: người lãnh đạo sẽ lập ra chỉ tiêu thật cao cho mỗi cá nhân hướng tới. Anh ta/cô ta bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải luôn làm mọi việc nhanh hơn, tốt hơn và đòi hỏi thành viên trong nhóm mình cũng như vậy. Tuy cách lãnh đạo này có hiệu quả cao trong một vài tình huống, nhưng sử dụng thường xuyên sẽ khiến thành viên có cảm giác tự ti vì không theo kịp yêu cầu chung.
– Lãnh đạo bằng mệnh lệnh: đây là trường phái lãnh đạo cổ điển theo kiểu quân đội, đây có lẽ là cách thường được sử dụng nhất, nhưng lại kém hiệu quả nhất. Bởi vì người lãnh đạo thường ít khi khen thưởng nhưng lại hay chỉ trích, phê bình, điều này về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của thành viên, thậm chí dẫn đến hành vi phản đối ngầm trong tổ chức. Thậm chí giới quân sự hiện đại ngày nay cũng đã ít nhiều công nhận sự kém hiệu quả trong cách thức lãnh đạo này.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không