Vài năm trở lại đây, hầu như ai cũng than rằng áp lực công việc càng lúc càng nặng nề, mọi người phải làm việc vất vả hơn xưa rất nhiều để bảo vệ chén cơm của mình.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ngoan ngoãn làm việc chăm chỉ có phải là tất cả những gì bạn cần để thành công trong bối cảnh hiện tại? Là người đầu tiên bước vào văn phòng, là người cuối cùng ra khỏi công ty, điều này có thể gây ấn tượng với sếp của bạn trong một thời gian. Thế nhưng về lâu về dài, liệu cách làm này có đem được lợi ích gì nhiều cho cả bạn lẫn ông chủ?
Nhiều viên chức mẫu mực với lòng tự trọng cao trong công việc có thể khó chấp nhận điều này. Suy cho cùng, chẳng phải những nhà tuyển dụng đều tìm kiếm những lao động cần cù, chăm chỉ, hết mình vì công việc hay sao? Đó là một thực tế không thể phủ nhận, nhưng quan trọng hơn, những gì ông chủ cần ở bạn không chỉ là sự chăm chỉ, mà còn là khả năng làm việc có tính toán. So với việc yêu cầu bạn tăng ca vài giờ, những ông chủ ngày nay chú trọng nhiều hơn đến việc một giờ của bạn làm được bao nhiêu việc, và làm tốt đến đâu!
Học cách làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn là việc làm cần thiết để bạn có giá trị hơn trong mắt của sếp.Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:
1/ Xác định rõ vai trò của bạn:
Nghe có vẻ hơi trái khoáy, nhưng việc đầu tiên bạn cần làm để nâng cao năng suất là giới hạn bổn phận trách nhiệm của mình lại. Năng động và nhiệt tình là tốt, nhưng đừng để những việc ngoài lề khiến bạn chậm chân . Hãy xác định rõ ranh giới nhiệm vụ của mình, đó là cách duy nhất để bạn toàn tâm toàn ý với công việc chính.
2/ Xem lại mục tiêu của mình:
Đôi lúc cường độ làm việc cao và áp lực căng thẳng dễ khiến bạn quên đi mục tiêu ban đầu của mình là gì. Làm việc quần quật mà không có mục tiêu cụ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress. Ngay bây giờ, bạn hãy xác định lại một lần nữa, mục tiêu của mình là gì, sau đó chia mục tiêu lớn thành nhiều bước nhỏ, bạn sẽ thấy quyết tâm của bản thân và năng suất tăng cao đáng kể. Đặt mục tiêu rõ ràng là cách nhanh nhất để khơi dậy những tiềm năng to lớn trong bạn.
3/ Chia sẻ công việc:
Những nhân viên mẫu mực thường khó nói không khi sếp giao nhiệm vụ cho mình, không chỉ vì sợ làm mất lòng sếp, mà bản thân họ cũng cảm thấy khó chịu khi từ chối trách nhiệm được giao, điều đó cỏ vẻ như trái với đạo đức làm việc của họ. Tuy nhiên ,gồng mình chịu đựng sẽ chỉ khiến bạn sớm đuối sức trước áp lực công việc quá lớn lẽ ra đã không đổ dồn lên vai bạn như vậy. Hãy công bằng hơn với bản thân mình, nếu cảm thấy áp lực công việc bạn đang gánh chịu lớn hơn các đồng nghiệp khác quá nhiều, hãy chủ động thảo luận với sếp để chia sẻ bớt công việc cho các nhân sự khác. Bạn không thể tiến xa nếu lúc nào cũng có ti tỉ việc không tên chiếm hết quỹ thời gian của bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông