Kiến thức Đào tạo Chuyện công việc – khi bạn tự gạt mình

Chuyện công việc – khi bạn tự gạt mình

5
Bận bù đầu suốt 7 ngày một tuần, quần quật hết việc này đến việc khác…nếu bạn đã từng ngầm tự hào về điều này thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Thước đo năng lực làm việc của một người là hiệu quả! Nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều lúc chúng ta lại đánh đồng giá trị công việc với những tiêu chí sai lầm.
1.Bận rộn chứng tỏ thành công:
Nếu nghe ai đó than vãn rằng:”Ôi trời ơi! Công việc độ này của tôi bận lắm!”, 50% họ đang biểu lộ cảm xúc thật, 50% họ đang ngầm khoe rằng “Một người thành đạt như tôi phải bận rộn thế đấy!’ Nếu người đó là bạn, thì xin chia buồn, bạn đang tự lừa dối bản thân mình mà thôi! Hiệu quả công việc được đánh giá dựa trên thành quả đạt được chứ không phải thời gian bỏ ra. Thực tế, những người thành công thường giải quyết công việc rất gọn lẹ và có tổ chức, họ biết cân bằng cuộc sống của mình để đạt được những thành tựu cao hơn. Nếu bạn phải làm quần quật suốt cả tuần mà không ngơi nghỉ, điều đó chỉ chứng tỏ bạn chưa thể lên tới đỉnh cao của nghề nghiệp mà thôi.
2. Làm nhiều việc cùng một lúc là hay:
Bạn có bao giờ mở cùng một lúc bốn năm ứng dụng trên máy tính và chứng kiến nó ì ạch xử lý từng thứ một chưa? Con người chúng ta cũng thế, nếu bạn đảm đương quá nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc, năng suất từng việc của bạn sẽ không cao, vì khi chuyển đổi từ việc này qua việc khác, bạn phải có thời gian “lấy trớn”. Bên cạnh đó, làm nhiều việc cùng lúc còn khiến bạn mất khả năng chọn lọc và ghi nhớ những thông tin quan trọng. Lập danh sách theo thứ tự ưu tiên và xử lý từng nhiệm vụ một mới là cách làm đạt hiệu quả cao nhất.
3. Làm việc không cần thời khóa biểu:
Nếu bạn tự hào vì mình có thể làm việc mà không cần lên kế hoạch thì bạn có thể đang mắc sai lầm nghiêm trọng. Lên kế hoạch trước giúp bạn chủ động hơn trong giải quyết vấn đề và tránh cho bạn nhiều phiền phức không đáng có. Có thể khối lượng công việc hiện tại của bạn còn ít nên việc lên kế hoạch chưa cần thiết lắm, nhưng nếu đối mặt với một dự án dài hơi hay cả núi công việc ngồn ngộn thì bạn mới cảm nhận được việc hoạch định có tác dụng như thế nào. Bật mí cho bạn biết một điều, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress là mất định hướng trong công việc, mà sự mất định hướng lại bắt nguồn từ việc không có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không