Kiến thức Đào tạo Những chỉ dẫn cho tuần đầu tiên mất việc

Những chỉ dẫn cho tuần đầu tiên mất việc

2
Kinh tế suy thoái, cắt giảm biên chế, tái cấu trúc nhân sự .v.v… dù là lý do gì chăng nữa, việc bị sa thải vẫn như một cú đấm thẳng khiến bạn choáng váng.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Nếu may mắn, bạn sẽ nhận được thông báo 2 tuần trước khi rời khỏi. Nhưng nếu tệ hơn, bạn sẽ bị đá văng sang vệ đường không một chút cảnh báo, và trong đầu bạn lúc đó sẽ xoay vòng với hàng tá câu hỏi. “Sao sự việc xảy ra như thế này?”, “Mình đã làm gì?”, ‘Giờ phải xoay sở sao đây?”
Mất việc là một trong những việc tồi tệ nhất xảy ra trong đời bạn. Để vượt qua giai đoạn này, và quan trọng hơn là không dẫm lên vết xe đổ của chính mình, bạn phải có một nghị lực thật lớn và phương pháp tâm lý đúng đắn.
Sau đây là lời khuyên cho bạn trong một tuần đầu thất nghiệp.
Ngày 1: Buông thả bản thân.
Đây là cái ngày mà bạn giật mình tỉnh giấc khi chuông đồng hồ reo, cuống cuồng tìm bộ đồ mới khoác vào và chạy vội ra cổng…nhưng bạn sực nhớ ‘Mình có còn đi làm nữa đâu?” Một ngày mới với tâm trạng không vui…Hãy cho phép mình vài phút thoải mái xả hết bực tức và ức chế trong lòng: la, gào, thét, hoặc khóc tu tu như một đứa trẻ. Nhưng chỉ là vài phút thôi nhé, sau đó hãy trở vào trong pha cho mình một tách cà phê thật ngon, bạn sắp dành cả ngày hôm nay để chăm sóc cho một người cực kỳ quan trọng: bản thân bạn.
Coi phim, ăn uống thỏa thích, ngủ li bì.v.v…Hãy làm bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thoải mái. Phản ứng của hầu hết mọi người sau khi bị sa thải là lao đầu tìm ngay công việc mới, đây là việc tệ hại nhất bạn có thể làm vào lúc này. Đừng hành động gì cả khi tâm trí bạn còn chưa hồi phục sau cú sốc vừa rồi. Không nên vội, hãy nuông chiều bản thân một tí và bạn sẽ có thể bật dậy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
Ngày 2: Lập kế hoạch cuộc đời bạn.
Bạn muốn đạt được gì trong 5 năm tới? 10 năm tới?
Công việc mới phải khiến bạn thoải mái, hay bạn chỉ cần nó để trang trải cuộc sống?
Nếu công việc mới làm thay đổi một điều to lớn trong cuộc đời bạn, thì đó là gi?
Hãy dành một ngày yên tĩnh để suy ngẫm về những việc đã qua và lập kế hoạch cho tương lai trước khi bắt tay hành động.
Ngày 3: Cập nhật lại hồ sơ xin việc của bạn.
Bước đầu của quá trình hành động, hãy rà soát lại Cv và thư xin việc của mình, chỉnh chu chúng lại và bổ sung thêm những thông tin quý giá như kinh nghiệm làm việc của bạn trong những năm qua. Và nhớ là, hãy tìm cách giải thích hợp lý và tích cực cho sự ra đi khỏi công ty của bạn vừa rồi, trung thực không có nghĩa là bạn ngồi trước nhà tuyển dụng mới và nói rằng:”Đúng, tôi đã bị đuổi việc!”. Hãy tìm cách diễn tả điều đó như một bài học đáng giá cho bạn để phục vụ ông chủ mới tốt hơn.
Ngày 4: Xóa dấu chân trên internet.
Xu hướng đánh giá ứng viên qua internet ngày càng mạnh. Thống kê cho thấy 35% nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu thông tin của bạn qua mạng trước khi mời phỏng vấn. Đó là một sự thực đáng sợ đúng không nào? Vì thế hãy lục lọi lại tài khoản cá nhân trên mạng xã hội của bạn và xóa hết những thông tin nhạy cảm gây bất lợi, tuy có vẻ lo xa nhưng trong tương lai bạn sẽ thấy đây không phảu một bước thừa.
Ngày 5: Xác định mục tiêu tìm kiếm.
Công việc mới của bạn ở ngành nào? Lương khởi điểm bao nhiêu? Lương chính thức bao nhiêu? Bạn phải làm bao nhiêu ngày một tuần? Bao nhiêu giờ một ngày?
Hãy xác định rõ mục tiêu tìm kiếm để tiết kiệm thời gian công sức cho bạn, một công việc không phù hợp có thể đưa bạn đến kết cục tồi tệ như trước kia. Đừng mắc cùng một sai lầm đến lần thứ hai.
Ngày 6: Bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Việc đầu tiên hãy post hồ sơ của bạn lên các trang thông tin ứng viên. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể tìm đến bạn, nên nhớ, 80% việc làm không được công khai rộng rãi, đừng giới hạn mình với chỉ một lựa chọn.
Sau đó hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ của bạn, trên mạng cũng như ngoài đời để tìm kiếm thông tin về những công việc không công khai kia. Bên cạnh đó, hãy đảo qua các website chính thức của các công ty để xem thông tin tuyển dụng hoặc lên các trang tìm việc lọc ra những dữ liệu bạn cần.
Hãy dùng mọi cách để có được càng nhiều thông tin càng tốt!
Ngày 7: chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Nếu mọi khâu chuẩn bị khác đã được sắp xếp chu đáo, thì ngày thứ 7 là ngày dành ra cho bạn để gọt dũa lại các kĩ năng giao tiếp, phản xạ, trả lời câu hỏi trong lúc phỏng vấn. Đừng để nước đến chân mới nhảy, thứ nhất bạn có thể bị căng thẳng khi gần ngày phỏng vấn chợt phát hiện mình không còn bén nhạy ứng phó với các câu hỏi như xưa, thứ hai, nhà tuyển dụng tương lai có thể gọi điện cho bạn bất cứ lúc nào để sắp xếp phỏng vấn. Dù chỉ là cuộc điện thoại kéo dài vài giây, hãy để lại ấn tượng tốt thông qua cách giao tiếp của mình.
Đó là 7 ngày khó khăn đối với bạn nhưng cũng có thể là 7 ngày đáng nhớ nhất khi bạn đã ổn định trở lại và chợt nhìn về những gì mình đã trải qua. Bất cứ điều gì xảy ra trong đời cũng có một lý do, cũng mang một bài học, hãy biến thất bại thành bàn đạp để vươn lên tầm cao mới. Một mũi tên muốn bay vút đi thì người xạ thủ cũng phải kéo nó về, kéo càng nhiều, mũi tên bật lại sẽ càng nhanh.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không