Kiến thức Đào tạo Nói ‘Không!’ một cách tế nhị

Nói ‘Không!’ một cách tế nhị

6
Tiếp theo bài lần trước, như đã hứa, bài viết lần này sẽ chỉ dẫn bạn cách nói “Không!” trong nhiều tình huống sao cho ít để lại hậu quả không mong muốn nhất.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

1/ “Mình cũng không hứa chắc được, tại đang kẹt, cứ cố gắng xem sao!”
Đây là cách đối đáp an toàn khi bạn nhận được đề nghị lúc bận rộn. Bằng cách này, bạn nắm quyền chủ động trong tay, làm hoặc không, còn có nhiều thời gian để cân nhắc và suy xét. Trường hợp xấu nhất xảy ra, đối phương có thể buồn lòng nhưng ít khi quay sang giận bạn, vì tất cả đã được nói rõ ngay từ đầu. Hãy chắc chắn ngay từ đầu là bạn cho đối phương biết có thể bạn không làm theo yêu cầu, đừng trả lời theo cách:”Để mình xem xét rồi điện lại cho cậu nhé!” Cách nói này làm người ta vẫn còn nuôi hi vọng rất nhiều, và nếu chẳng may bạn bắt họ phải đợi thật lâu rồi cuối cùng gọi một cuộc điện thoại nói lời từ chối, chuyện họ trách móc bạn cũng rất dễ hiểu.

2/’Mình cũng muốn lắm…nhưng mà…” 
Đây là cách để bạn từ chối những lời mời hẹn đi chơi, tiệc tùng. Ai chả thích được đi chơi đàn đúm với bạn bè, nhưng đôi khi công việc ngồn ngộn khiến bạn phải hi sinh niềm vui nho nhỏ đó của mình. Hãy bày tỏ cho người kia thấy sự mong muốn thực hiện yêu cầu, chẳng qua hoàn cảnh không cho phép, lúc đó có thể bạn bè sẽ trách móc công việc của bạn chẳng ra làm sao, hay công ty bạn bóc lột nhân viên, nhưng họ sẽ khó quay sang chỉ trích bạn là người xa mặt cách lòng, không quý tình bạn bè… Quan trọng ở đây là, cách nói và ngữ điệu của bạn phải toát lên sự chân thành.
3/ “ Tôi không có nhu cầu vào lúc này, nhưng để lại thông tin cho tôi đi, phòng khi cần”

Hàng tuần bạn phải bắt nhiều cuộc điện thoai của nhân viên bán hàng từ khắp nơi,họ đem đến rất nhiều thứ hay ho với giá vô cùng phải chăng, thế nhưng đơn giản lúc này bạn không có nhu cầu. Một tiếng “Không!” và đóng cửa cái rầm, bạn sẽ gây tổn thương cho nhân viên bán hàng kia, hơn nữa nếu bạn là người tử tế, điều đó thật khó thực hiện, cuối cùng, nguy cơ là bạn sẽ phải mua một món đồ mà mình không có nhu cầu chỉ vì giây phút chần chừ lưỡng lự không biết phải làm sao. Thực tế có nhiều nhân viên bán hàng lợi dụng điểm yếu tâm lý này để chốt sale. Họ nhanh chóng tiếp cận bạn và đưa bạn vào thế khó từ chối, họ ra về, chào hỏi bạn lịch sự, nhưng bạn mới quay lưng đi, họ liền vừa đếm tiền vừa lẩm nhẩm “Ai kêu hiền quá làm chi để bị dụ”. Hãy nhẹ nhàng từ chối họ với lý do lúc này mình không có nhu cầu, điều đó sẽ chặn hết tất cả những lời chào hàng quảng cáo khác, sau đó xin lại thông tin liên hệ để khiến họ cảm thấy mình trân trọng thiện ý của họ, và cuộc chuyện trò nên chấm dứt ở đây. Điều này cũng áp dụng được khi bạn nhận được lời đề nghị trao đổi gì đó từ người quen. Mấu chốt là cùng lúc với sự từ chối, hãy xoa dịu họ bằng sự trân trọng.
4/ “Không, tôi không thể!” 

Những cách kể trên cũng thật là cách cư xử hay ho, với điều kiện đối phương là người biết điều và không đeo bám. Tuy nhiên, có những tình huống mà người ta chỉ chăm chăm đạt được mục đích của mình còn chuyện của bạn hoàn toàn nằm ngoài tâm trí họ. Khi tiếp xúc với những người thế này, hãy đơn giản nói thẳng một lời từ chối và không cần giải thích gì thêm. Nếu họ có vì thế mà giận bạn thì cũng không phải là chuyện to tát gì, vì nếu day dưa với họ về lâu về dài, không biết mối quan hệ sẽ phát triển tốt đẹp được đến đâu, nhưng có một điều chắc chắn là bạn sẽ bị làm phiền không dưới một lần nữa.
Hãy mạnh dạn nói “Không!” vì quyền lợi của bản thân một lần, bạn sẽ dần cảm thấy chuyện đó không quá ghê gớm như mình tưởng, và nếu bạn đang có những mối quan hệ tốt, tôi tin họ sẽ thông cảm và không làm khó bạn nhiều. Chúc bạn thành công!
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không