Công sở vốn đã được coi là một trong những môi trường căng thẳng nhất khi những con người có xuất thân, tính cách khác nhau cùng được đưa vào một chiếc hộp be bé và ở đó hơn 8h mỗi ngày. Xung đột trong công sở là việc không thể nào tránh khỏi, đôi khi chỉ là vài mâu thuẫn thoáng qua, có lúc lại leo thang trở thành một cuộc chiến có tổ chức.
Ảnh minh họa
Nhận diện được các loại xung đột trong công sở sẽ là bước đầu hữu ích để bạn tránh né hoặc giải quyết nhanh gọn những phiền phức không đáng có:
1/Xung đột vì cản bước nhau: xảy ra khi một người phải dựa vào kết quả công việc của người khác để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ví dụ: một nhân viên kế toán cần nhân viên bán hàng phải nộp lại đủ các con số và chứng từ để cô ta hoàn thành công việc, nhưng tháng nào người bán hàng kia cũng lơ đễnh đến giờ phút chót còn chưa cung cấp đủ số liệu chứng từ, thế là mâu thuẫn nảy sinh.
2/ Khác biệt về phong cách: những người khác nhau sẽ hành xử và làm việc theo cách khác nhau. Loại mâu thuẫn này đặc biệt phổ biến giữa quản lý và nhân viên, khi một bên muốn được tự do hoàn thành công việc theo cách riêng của mình, vì anh ta nghĩ chỉ có mình hiểu rõ việc mình nhất, trong khi người sếp lại cho rằng nếu không đưa nhân viên mình vào một khuôn khổ nhất định, tất cả sẽ loạn.
3/ Khác biệt về tầng lớp hoặc giới tính: mâu thuẫn có thể nảy sinh khi những người khác nhau về trình độ học vấn, gia cảnh, giới tính cùng làm chung một chỗ. Lý do là tầm nhìn và cách cư xử của họ có thể không hòa hợp thậm chí đối nghịch nhau.
4/ Xung đột tính cách: không nhất thiết chỉ xoay quanh vấn đề công việc mới xảy ra mâu thuẫn, những khoảng thời gian tiếp xúc riêng tư ngắn ngủi giữa các nhân sự trong công ty cũng đủ làm nảy sinh hiềm khích về mặt cá nhân, nhất là khi công việc ngồn ngộn và đầu ai cũng đang như nồi súp de, chỉ cần một mồi lửa nhỏ là tất cả đều có thể bùng cháy.
Hãy bỏ tí thời gian hàng ngày tìm hiểu về nghệ thuật giao tiếp và quản lý xung đột nơi công sở, điều đó sẽ tiết kiệm cho bạn được nhiều thời gian và công sức sau này hơn bạn tưởng đấy. Ở những môi trường làm việc tiêu cực, có thể bạn phải bỏ ra hơn 80% trí lực để giải quyết rắc rối với đồng nghiệp và chỉ 20% để phát triển sự nghiệp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông