Kiến thức Tài chính kế toán TP.HCM tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên...

TP.HCM tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên phụ liệu

8
Đa dạng hóa thị trường NK để chủ động về nguồn nguyên phụ liệu, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc đang là vấn đề được các địa phương và doanh nghiệp trong cả nước đặc biệt quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh cánh cửa vào TPP đang dần được mở rộng.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ngành dệt may đã có nhiều phương án thay thế nguồn nguyên phụ liệu NK để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Huế

Tại buổi làm việc ngày 9-6-2014 giữa UBND TP.HCM với các sở ngành, hiệp hội, DN trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong XNK nguyên phụ liệu, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM cho biết, ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ không phụ thuộc nhiều từ thị trường Trung Quốc do nguồn cung của các DN XK hàng mỹ nghệ và chế biến gỗ từ thị trường trong nước chiếm khoảng 50%, còn lại NK từ các nước Mỹ, châu Âu, New Zealand, Úc. NK từ Trung Quốc chỉ chiếm số ít chủ yếu là các phụ kiện như rây trượt, tay nắm cửa, ổ khóa… Mặc dù vậy, các DN trong ngành cũng đã chuẩn bị các thị trường NK thay thế, trước mắt sẽ nhập từ Malaysia, Thái Lan. Đồng thời, các DN trong nước cũng sẽ tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu trong nước.
Theo bà Lý Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, kim ngạch XK của ngành lương thực thực phẩm trong đó có gạo vào thị trường Trung Quốc khá lớn. Tuy nhiên, thị trường XK gạo của TP.HCM đa dạng. Mỗi DN đều có nhiều thị trường riêng chứ không phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Riêng đối với mặt hàng rau, củ, quả, XK nhiều nhất vào Trung Quốc là mặt hàng thanh long. Gần đây, các DN XK thanh long cũng đã chuyển hướng sang các thị trường khác để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Để tạo thuận lợi cho các DN XK gạo trong giai đoạn hiện nay, bà Lý Kim Chi kiến nghị Nhà nước cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo. Trong thời gian qua chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội bán gạo cho các đối tác trên thế giới. Đây chính là giai đoạn cần tạo ra sự đột phá về thị trường XK trong hoạt động XK gạo.
Cùng chung quan điểm trên, ông Trần Việt Anh, đại diện Hiệp hội nhựa cho rằng, trong 20 năm qua, các DN nhựa đã dùng máy móc, công nghệ của Trung Quốc vừa lạc hậu vừa tốn nhiều chi phí về năng lượng, nhà xưởng. Do vậy, đây sẽ là cơ hội để các DN đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại từ các nước khác. Bên cạnh đó, các DN phụ trợ tại Việt Nam cũng có cơ hội phát triển khi nhu cầu thị trường tăng lên. Tuy nhiên, để làm được điều đó, các DN phụ trợ cần được tạo điều kiện thuận lợi về chính sách thuế, lãi suất để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có giá cả cạnh tranh. Theo ông Lương Công Huỳnh, Tổng thư ký Hội dây và cáp điện TP.HCM, các DN dây cáp điện không phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc vì chỉ NK phụ liệu từ thị trường này. “Nếu các sản phẩm này không mua từ Trung Quốc có thể có thể mua của Hàn Quốc, Malaysia. Do vậy, ngành dây cáp điện không có gì đáng lo”, ông Huỳnh khẳng định. 
Theo nhận định của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà, TP.HCM sẽ không chịu tác động lớn của việc hạn chế thương mại từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chính quyền thành phố, các hiệp hội, ngành hàng các DN cũng cần phải có đánh giá toàn diện về các thị trường NK cũng như tác động của các thị trường đối với hoạt động sản xuất, XNK từ đó có phương án mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo cơ hội đẩy mạnh sản xuất.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đề nghị các sở, ngành tạo mọi điều kiện để hỗ trợ vốn cho DN đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến sản xuất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các hiệp hội thực hiện chính sách bảo lãnh cho DN vay vốn để đầu tư trang thiết bị mới. ngành Thuế cũng cần nghiên cứu để có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DN nhập máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng năng suất. Lãnh đạo thành phố yêu cầu ngay sau cuộc họp với các Hiệp hội, ngành hàng, DN Sở Công Thương cần chủ trì phối hợp với các hiệp hội để nắm bắt nhu cầu nguyên phụ liệu của các ngành hàng trên cơ sở đó kết nối với nhà cung cấp các nước, đặc biệt là khu vực ASEAN để chủ động nguồn nguyên liệu. Đồng thời, Sở Công Thương cũng cần phối hợp với cơ quan Hải quan, thuế và các sở ngành để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ DN NK nguyên phụ liệu để chủ động sản xuất và tăng sức cạnh tranh…
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không