Kiến thức Tài chính kế toán Phải quy định “mở” để DN vươn ra thế giới!

Phải quy định “mở” để DN vươn ra thế giới!

16
Quy định về đầu tư ra nước ngoài tại dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) được dư luận hết sức quan tâm bởi vì đây là một xu thế mới của các DN, đặc biệt là các DN có tiềm lực lớn. Môi trường pháp lý cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, do đó vấn đề này được kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi sau khi Luật Đầu tư được sửa đổi. Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV về vấn đề này.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
ĐB Cao Sỹ Kiêm: “Đồng tiền liền khúc ruột”, DN sẽ biết cách bảo vệ “túi tiền” của mình!
Trong điều kiện DN “đủ lực” để vươn ra thị trường mới, đem lại lợi nhuận về đầu tư trở lại trong nước thời gian qua được Chính phủ khuyến khích thực hiện, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều quy định để vừa quản lý chặt chẽ hơn, vừa tạo hành lang pháp lý cho DN. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Đầu tư ra nước ngoài đặt ra vấn đề, ở các nước hệ thống luật lệ hoàn thiện và theo thị trường hoàn toàn. Nước ta đang đi theo nền kinh tế thị trường, tư tưởng chỉ đạo về chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư thương mại nhất là chính sách giá đang đi tiệm cận tới nền kinh tế thị trường. Đây là vấn đề các DN cần phải lưu ý và trang bị cho mình trước khi có quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Theo tôi, đối với lĩnh vực này, chúng ta đang bị yếu thế vì vốn ít, trình độ quản lý thấp, công nghệ hạn chế nên đầu tư ra nước ngoài thường bị yếu thế, nhất là trong trường hợp hệ thống luật lệ của các nước hoàn chỉnh và rất nghiêm. Cho nên nếu không được trang bị cẩn thận sẽ hiệu quả thấp và rủi ro.
DN của chúng ta hiện chưa vươn ra được là như thế, hiện chỉ đầu tư lại một số lĩnh vực tại một số nước nhỏ, quanh khu vực.
Hiện nay, tại dự thảo Luật sửa đổi, một số vấn đề như cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; hay thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài hiện đang có 2 luồng ý kiến khác nhau. Có ý kiến cần quản chặt hơn, nhưng cũng có ý kiến cần tạo thông thoáng hơn cho DN, ông nghiêng về ý kiến nào hơn?
Tôi cho rằng, mặc dù hiện nay chưa có Luật điều chỉnh, các quy định về đầu tư ra nước ngoài mới được điều chỉnh ở tầm nghị định. Tuy nhiên, các quy định của chúng ta vẫn thoáng, tạo điều kiện để DN vươn ra thị trường mới, nhưng hiện nay chỉ có điều DN chưa đủ lực để phát triển đầu tư mạnh ở nước ngoài mà thôi.
Đối với vấn đề này nên quy định thông thoáng để DN “trăm hoa đua nở”. Có thể bước đầu phải trả giá nhưng lại mua được bài học kinh nghiệm, từ đó DN có thể đứng vững trên những thị trường mới.
Có ý kiến cho rằng, quy định chặt chẽ là nhằm quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, tránh gây thất thoát, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay?
Quan điểm như vậy là không phải, muốn DN phát triển được thì phải mở cho DN vươn ra thế giới, tất nhiên phải từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, nếu không thì DN sẽ không bao giờ trưởng thành. Đối với DN, “đồng tiền liền khúc ruột”, họ sẽ biết cách bảo vệ “túi tiền” của mình. Trong trường hợp thua lỗ, như tôi đã nói ở trên, thì ắt sẽ là bài học kinh nghiệm để học tiếp tục kinh doanh, vươn đến thành công.
Nếu cần góp ý về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình QH lần này, theo ông đâu sẽ là vấn đề quan trọng cần phải có ý kiến?
Điều tôi lo lắng là dự thảo Luật có quá nhiều điều, nếu tôi nhớ không nhầm thì có đến 28-29 điều để Chính phủ quy định, đây chính là “chìa khóa” sẽ khiến Luật khi ban hành sẽ chậm đi vào cuộc sống.
Về tổng thể, tôi cho rằng, dự án Luật này phải là dự án luật khung mang tính dẫn dắt, hỗ trợ các Luật khác trong quy định về đầu tư nói chung. Vì là luật khung mang tính dẫn dắt nên các Luật khác phải tuân theo. Mặc dù có ý kiến cho rằng các luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về hoạt động đầu tư có liên quan của ngành đó, tuy nhiên vẫn phải dẫn chiếu từ Luật Đầu tư này để đảm bảo tính thống nhất.
 
Quy định sẽ chặt chẽ hơn

Dự thảo Luật đã bổ sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo cơ chế giám sát và quản lý nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư (các Điều từ 69-75).

Theo đó, nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài; việc chuyển vốn ra nước ngoài phải tuân thủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật ngoại hối và pháp luật liên quan; lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải chuyển về nước; việc sử dụng lợi nhuận để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư, thanh toán khoản nợ hoặc thực hiện hoạt động đầu tư khác ở nước ngoài phải được Cơ quan quản lý đầu tư chấp thuận và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định nhằm khẳng định nguyên tắc: nhà đầu tư được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế đất nước; hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không