Ngày 13-6, tại Hà Nội, Sở Thông tin- Truyền thông Hà Nội tổ chức Hội nghị Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp làng nghề.
Người dân và doanh nghiệp tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu luôn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về thị trường. (Ảnh minh họa, Nguồn Internet).
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông Hà Nội cho biết: Mặc dù, trong thời kì bùng nổ thông tin song rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và làng nghề đang thiếu thông tin hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt là thông tin thị trường quốc tế. Năng lực tiếp cận, xứ lí, lưu trữ và ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp còn thiếu. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường.
Trong khi đó, CNTT vẫn chưa thực sự tác động toàn diện đến các hoạt động của doanh nghiệp làng nghề, mặc dù, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa rất lớn. “CNTT cần thiết đối với thợ thủ công trong việc thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nhằm mở rộng sản xuất, chú ý đến thị trường xuất khẩu. Ứng dụng CNTT rõ ràng sẽ rất lợi, rút ngắn thời gian cập nhật linh hoạt cải tiến mẫu mã theo yêu cầu khách hàng, phù hợp với hình hình nguyên vật liệu cũng như điều kiện thổ nhưỡng từng vùng”, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh.
Tại Hội nghị ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện tin học doanh nghiệp- VCCI đã đưa ra mô hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giúp các doanh nghiệp quản trị, tổ chức kinh doanh, phát triển thị trường thông qua ứng dụng CNTT.
Theo đánh giá của ông Lợi, việc đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn gặp khó khăn. Do doanh nghiệp không đủ sức để mua phần mềm CNTT lớn, chủ yếu mua phần mềm kế toán để áp dụng vào công việc kinh doanh, còn các phầm mềm khác hầu như chưa được áp dụng.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông