Nên chọn thời điểm sếp đang vui vẻ, phấn chấn để đề cập là lựa chọn khôn ngoan.
Ảnh minh họa
Trong công việc, chúng ta hay mặc nhiên chấp nhận một thực tế là người trên nói, người dưới nghe; sếp nói, lính nghe; người lớn nói, người nhỏ nghe, người già nói, người trẻ nghe… Điều này có thể tạo nên sự mất dân chủ trong quản lý, lãnh đạo; làm thui chột sáng tạo của nhân viên, không huy động được sức mạnh của trí tuệ tập thể; gây nản lòng những người muốn đóng góp cho sự phát triển của đơn vị…
Nếu bạn là nhân viên có nhiều ước vọng đóng góp thì hãy gạt bỏ suy nghĩ “thứ bậc”, mạnh dạn “tấn công” vào lề thói quản lý cũ xưa, lạc hậu. Thế nhưng, không phải khi nào những đóng góp tốt, những ý tưởng hay cũng được cấp trên vui vẻ tiếp thu. Làm cách nào để đạt được điều đó mà sếp không phiền lòng, thậm chí còn vui vẻ tiếp thu và đánh giá cao khả năng của bạn? Hãy thử những cách sau:
– Chuẩn bị những điều mình sẽ trình bày thật chu đáo: Điều đó cho sếp thấy bạn làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm.
– Lựa chọn thời điểm thích hợp: Đây là điều hết sức quan trọng. Nếu ngay lúc sếp đang bực bội mà bạn trình bày những điều không đúng theo suy nghĩ vốn có của sếp thì chắc chắn ý kiến của bạn sẽ không được nghe đến nơi, đến chốn càng khó để sếp chấp nhận. Cho nên chọn thời điểm sếp đang vui vẻ, phấn chấn để đề cập là lựa chọn khôn ngoan.
– Mở đầu câu chuyện như thế nào để sếp không bị áp lực là phải nghe một người kém hơn mình về chức vụ, địa vị, trình độ, tuổi tác… “lên lớp” là điều đòi hỏi bạn phải hết sức chú ý. Các chuyên gia nhân sự khuyên bạn nên tự tin song cũng cần khiêm tốn vừa phải. Điều này cho sếp thấy bạn là người có chính kiến nhưng vẫn rất tôn trọng sếp. “Tôi nghĩ như thế là phù hợp nhưng anh (chị) là người làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm hơn nên mong anh (chị) góp ý thêm” là câu nói làm sếp hài lòng.
– Những ý kiến của bạn có thể sếp đồng ý, cũng có thể sếp phản bác lại. Biết lắng nghe, tiếp thu một cách chân thành cũng là cách để chứng tỏ cho sếp thấy bạn là người cầu thị, hiểu chuyện. Trong trường hợp ý kiến của bạn bị sếp hoàn toàn bác bỏ thì cũng đừng lấy đó làm buồn hoặc mặc cảm. Khi ấy bạn nên cảm ơn và hứa sẽ nghiêm túc suy nghĩ lại những ý kiến của sếp để lần sau làm tốt hơn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông