Kiến thức Đào tạo Từ bỏ 80% những việc đang làm?

Từ bỏ 80% những việc đang làm?

6
Nếu bạn trải qua thời đi học và là một học sinh chăm chỉ, chắc hẳn bạn đã từng có cảm giác như thế này: “Quái lạ, mình thì phải gò lưng ì ạch từng câu từng chữ mà thi cử vẫn lận, còn tên ngồi bàn bên toàn được điểm cao trong khi xem ra hắn học rất lời phời.”
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Và khi bước chân đi làm, vấn đề lại biến thể thành; ”Sao tôi thông minh, học vấn đầy mình, chăm chỉ làm việc quần quật gần 12 tiếng đồng hồ một ngày, mà thu nhập vẫn thua tên bạn cũ tối ngày đi du lịch, lâu lâu ghé mắt đến công việc được một tí. Hắn hơn gì tôi cơ chứ?”
Nghe có vẻ bất công thật nhỉ? Nhưng cuộc sống vốn là vậy, quy luật của nó phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
“Hãy siêng năng học hành, làm việc chăm chỉ, và cuộc đời sẽ mỉm cười với các em”. Câu nói này chúng ta đã nghe không dưới một lần khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thế nhưng thực tế có đơn giản như vậy hay không?
Vấn đề không chỉ ở việc bạn làm nhiều đến đâu, mà còn tùy thuộc vào bạn làm gì và làm như thế nào?
“80% nỗ lực của chúng ta hầu như vô ích và 20% còn lại đem đến mọi thành tựu”.
“20% khách hàng trung thành mang đến 80% doanh thu công ty”.
“20% dòng sản phẩm mũi nhọn đem về 80% lợi nhuận”
“Chỉ 20% sách ở nhà sách là bán chạy, 80% còn lại chủ yếu để trưng bày” V.v…
Kể trên chỉ là một vài trong vô số những phát biểu rút ra từ nguyên lý 80/20 của Pareto.
Giờ thì bạn đã rõ tại sao có những người lao động ít hơn nhưng lại hưởng thành tựu to lớn hơn rồi chứ. Họ chẳng thông minh hơn chúng ta, cũng không phải do họ may mắn bẩm sinh, đơn giản chỉ là vì họ khôn ngoan trong việc lựa chọn trọng tâm công việc và cuộc sống.
Vậy làm thế nào để cấu trúc lại trọng tâm những thứ bạn làm? Sau đây là một vài ý tưởng nho nhỏ từ những người đã áp dụng thành công nguyên lý 80/20:

1/Tập trung vào thế mạnh của bạn:
Chúng ta ai cũng đều có một thế mạnh riêng, tuy nhiên không phải tất cả đều biết cách tận dụng nó. Để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc, bạn cần phải thật kỹ lưỡng khi chọn nghề nghiệp chuyên môn, đó phải là thứ bạn đam mê và tích lũy nhiều kĩ năng , kiến thức. Đặt ưu tiên cho công việc thế mạnh của mình trong quỹ thời gian có hạn của ngày sẽ giúp kết quả công việc của bạn tăng theo cấp số nhân.

2/Chọn vị trí có thể nhân rộng giá trị:
Ví dụ bạn là một người khởi nghiệp. Hãy giành 60% thời gian để lo cho những việc quản lý thường nhật và ít nhất 40% thời gian để lo chiến lược đường dài, sau đó tăng dần thời gian suy nghĩ chiến lược và giảm bớt những việc thường nhật khi đã thuê được nhân viên làm thay mình. Điểm khác nhau giữa một doanh nghiệp quy mô trên 500 người và một cá thể kinh doanh hộ gia đình có khi chỉ khác nhau ở việc người khởi nghiệp ưu tiên tập trung công việc gì và chọn cho mình vị trí nào trong doanh nghiệp lúc mới manh nha ý tưởng. Hãy áp dụng bài học này vào mọi mặt trong công việc của bạn.

3/Đừng kéo dài thất bại:
80% công sức của chúng ta đang đổ vào những việc không mấy ích lợi hoặc các dự án thất bại. Phát hiện thất bại và kết thúc sớm cũng quan trọng như việc kiên trì theo đuổi một mục tiêu. Càng quyết đoán trong việc cắt bỏ những việc dưa thừa, bạn càng có nhiều thời gian và sức lực để tập trung vào những công việc sinh lợi cao.
Luật 80/20 chi phối hầu như mọi mặt trong cuộc sống, càng để tâm áp dụng, bạn càng sáng tạo hơn trong việc đơn giản hóa cuộc sống và nâng cao thành tựu. Tuy nhiên để thay đổi những thói quen cố hữu, chúng ta không thể một sớm một chiều áp đặt bản thân quá mức. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và kiên nhẫn theo dõi bản thân mình qua thời gian, kết quả sẽ không làm bạn thất vọng!
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không