Kiến thức Tài chính kế toán Tháo gỡ nhiều vướng mắc liên quan đến thực phẩm cho DN...

Tháo gỡ nhiều vướng mắc liên quan đến thực phẩm cho DN Nhật Bản

14
Tại buổi hội thảo trao đổi ý kiến giữa chính quyền và doanh nghiệp Nhật Bản- Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp thực phẩm diễn ra ngày 25-6 tại TP.HCM, các doanh nghiệp đã được giải đáp nhiều vướng mắc liên quan đến thực phẩm như: nhập khẩu thực phẩm gia công, giấy phép phân phối rượu, nhãn mác sản phẩm…
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đông đảo doanh nghiệp Nhật Bản tham dự buổi hội thảo. Ảnh: T.D.

Liên quan đến việc thay đổi nhãn mác, thông tin trên các sản phẩm thực phẩm gia công nhập khẩu, đại diện Công ty FamilyMart Việt Nam thắc mắc về quy định phải đăng kí lại khai báo sản phẩm trong trường hợp thay đổi công ty hoặc thay đổi một chút nhãn mác, bao bì.
Giải đáp thắc mắc này của doanh nghiệp, bà Trần Việt Nga, Phòng Pháp chế hội nhập, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, theo quy định tại mục 5, Điều 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 của Chính phủ, sau khi đăng kí khai báo sản phẩm, trong trường hợp có thay đổi phương pháp gia công sản phẩm gây ảnh hưởng tới tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cần phải thực hiện lại việc đăng kí sản phẩm. Vì vậy, nếu trường hợp doanh nghiệp thay đổi thông tin trên bao bì sản phẩm mà không ảnh hưởng tới chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thì không cần đăng kí hợp quy mà chỉ cần gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lí biết.
Ông Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cũng cho rằng, khi thay đổi thông tin trên nhãn mác, bao bì sản phẩm, doanh nghiệp nên thông báo cho cơ quan quản lí biết bởi điều này sẽ góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong việc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và giúp cơ quan quản lí sản phẩm của doanh nghiệp được tốt hơn.
Tại buổi hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng đưa ra ý kiến về nguyện vọng cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Theo đó, việc áp dụng các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cần phải thống nhất. Chẳng hạn như quy định về mức lệ phí đăng kí sản phẩm thực phẩm gia công nhập khẩu là 150.000 đồng nhưng doanh nghiệp hiện phải trả phí từ 180 USD đến 250 USD.
Giải thích vướng mắc này của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, theo quy định pháp luật, phí đăng kí khai báo sản phẩm thực phẩm nhập khẩu là 150.000 đồng (mục 2, Điều 1 Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29-10-2013 của Bộ Tài chính). Ngoài lệ phí trên doanh nghiệp phải nộp lệ phí thẩm định hồ sơ là 500.000 đồng/hồ sơ đối với sản phẩm thực phẩm thông thường và 1.500.000 đồng đối với sản phẩm thực phẩm chức năng. Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp.
Việc doanh nghiệp phải trả các mức phí cao, chênh lệch so với mức phí quy định chung của pháp luật có thể là do doanh nghiệp làm việc thông qua các đơn vị làm dịch vụ, tư vấn hỗ trợ. Vì vậy, doanh nghiệp cần cẩn trọng với các trường hợp này.
Liên quan đến vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản về việc không cấp phép nhập khẩu rượu cho nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương khẳng định, không có việc từ chối cấp giấy phép nhập khẩu rượu đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tại Việt Nam, rượu là loại hình kinh doanh có điều kiện và không khuyến khích. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này thì phải có giấy phép phân phối rượu theo quy định của Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ.
Ngoài ra, tại buổi hội thảo, đại diện các cơ quan quản lí cũng giải đáp nhiều vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến chất phụ gia thực phẩm, thời gian cho phép để thay đổi thông tin sản phẩm, đường dây nóng của các cơ quan quản lí
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không