Kiến thức Marketing Phát triển sản phẩm mới, dẫn dắt thị trường

Phát triển sản phẩm mới, dẫn dắt thị trường

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamThất bại thường gặp
Phát triển sản phẩm mới là bước ngoặt cải thiện, tăng thêm sức cạnh tranh và tạo đà đi lên cho doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ngày càng đa dạng. Nhưng ít ai biết chỉ có 5% sản phẩm mới đạt được thành công nhất định.
Theo kết quả khảo sát về hành vi người tiêu dùng thực hiện tại TP.HCM, trong tháng 6/2010 của Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao, chỉ có 17,6% người tiêu dùng chọn mua sản phẩm mới (vì yếu tố mới). Người tiêu dùng có xu hướng không tin vào sản phẩm mới và không muốn mạo hiểm, họ chỉ mua khi thị trường đã chấp nhận.
Trong khi đó, DN đưa sản phẩm ra thị trường thường ít, thậm chí là không truyền thông và thường bán giá cao hơn sản phẩm vốn có càng khiến người tiêu dùng dè dặt hơn. Kết quả nghiên cứu người tiêu dùng và bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao vào cuối năm 2009 cũng cho thấy: người tiêu dùng phàn nàn hàng Việt Nam nhiều nhất ở nhược điểm ít thay đổi, mẫu mã đơn điệu, tính năng cũ, kém hấp dẫn…
Đâu là lý do xảy ra những thất bại đó? Tại hội thảo “Tạo xu hướng, dẫn dắt thị trường” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức, TS. Phillip Zerrillo cho rằng, có hai lý do khiến các DN không thành công khi tung sản phẩm mới ra thị trường.
Thứ nhất, do tiết kiệm mà bỏ qua một bước trong quá trình tạo sản phẩm mới. Thứ hai, họ thường không hỏi ý kiến của những người đã gắn bó lâu dài với công ty cũng như nhân viên và “khách hàng ruột”.
Lời khuyên của TS. Phillip Zerrillo là các DN Việt Nam nên quan niệm việc tạo ra sản phẩm mới là một quá trình trong cả sự phát triển của công ty và bất cứ quá trình nào cũng cần sự nhất quán, đồng lòng của mọi bộ phận của công ty.
Cần nhưng chưa đủ
Sản phẩm mới là liệu pháp cần nhưng chưa đủ để thành công, vấn đề nóng bỏng của DN là làm sao khơi dậy tiềm năng của thị trường. Điều mà các DN thường quan tâm là: “Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai và họ muốn gì?”, “Đối thủ của chúng ta là ai và khả năng của họ?”…
Sau những câu hỏi đó và nắm bắt ý tưởng cơ bản về sản phẩm mới, các DN cần phải thu hẹp sự tập trung và quyết định nên thực hiện sản phẩm cùng dịch vụ nào để tạo nên hiệu quả tốt nhất. Nhưng làm thế nào mới đúng, mới tránh được thất bại? TS. Phiilip Zerrillo cho rằng, DN cần phải thay đổi hành vi người tiêu dùng, phải nghĩ đến lợi ích mà thị trường mong muốn.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực thực phẩm, cần chú ý đến các ý tưởng sản xuất sạch, trồng theo phương sạch… Trước đây, khi mua máy tính người ta chỉ chú ý đến tốc độ xử lý, nhưng nay, ngoài yếu tố này, người tiêu dùng còn quan tâm đến kiểu dáng như máy phải nhẹ, mỏng, thời trang thì mới bán được.
“DN nên quan tâm đến sự sáng tạo, sự độc đáo trong việc tạo ra sản phẩm. Nên để cho người tiêu dùng thế giới thấy rằng sản phẩm và hàng hóa của Việt Nam khác hơn nhưng chất lượng không thấp hơn”, TS. Phillip Zerrillo khuyên. Ông cho rằng, ở Việt Nam có ba lĩnh vực mà DN có thể tạo ra sự dẫn dắt thị trường là thực phẩm, dệt may và kho vận, hậu cần.
Cụ thể hơn, trong lĩnh vục thực phẩm là các sản phẩm cà phê, nước mắm, xúc xích các loại. Việt Nam có nhiều thương hiệu đã nổi tiếng nhưng cần làm cho thế giới biết đến tên tuổi mình. Việt Nam cần vươn ra thế giới!
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA):
Thực tế, các DN Việt Nam nếu gọi là DN lớn thì đối với thế giới là DN nhỏ còn DN nhỏ và vừa thì đối với thế giới là li ti. Quá trình thành lập, tính chuyên nghiệp của DN Việt Nam còn rất xa so với sự phát triển DN toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải sống, vẫn phải phát triển, vẫn phải cạnh tranh vì thế DN phải tự tìm cách đi cho mình.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan:
Trước đây, chúng tôi tìm cách thấu hiểu người tiêu dùng, tìm hiểu hành vi người tiêu dùng để tạo sản phẩm mới và chờ người tiêu dùng giám định kết quả của mình bằng việc phát triển phòng nghiên cứu sản phẩm, phòng thị trường. Tuy nhiên, với những nhận thức mới trong thị trường, chúng ta cần phải nhìn nhận lại để kiến tạo những hiệu quả mới, phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội và của nhu cầu người tiêu dùng.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không