Kiến thức Đào tạo Thoát khỏi bế tác để thành công của lớp trẻ – bí...

Thoát khỏi bế tác để thành công của lớp trẻ – bí quyết ở đâu?

10
Năng lượng dồi dào và tinh thần hăng hái sẽ có nhiều lợi thế khi bắt đầu sự nghiệp, tuy nhiên, nhiều người trẻ vẫn bế tắc và “dậm chân tại chỗ” trong sự nghiệp. 9 lời khuyên sau sẽ hữu dụng dành cho họ.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Những người trẻ với nguồn năng lượng dồi dào và tinh thần hăng hái sẽ có nhiều lợi thế khi bắt đầu sự nghiệp. Ngoài ra, để sớm thành công, các bạn trẻ nên lưu ý những điều sau:
1. Sẵn sàng yêu cầu giúp đỡ và chịu trách nhiệm
Các công ty thích nhân viên đặt nhiều câu hỏi hơn là âm thầm dò dẫm tự làm và gây “tai họa”. Tất nhiên, bạn không nên hỏi những điều mà mình đã biết rõ câu trả lời. Sau khi được hướng dẫn cụ thể, hãy chịu trách nhiệm và làm chủ công việc của mình. Bạn càng tích cực, hăng hái làm việc, thành công càng sớm đến với bạn. Rất nhiều người trẻ ngày nay “mắc bệnh ì” – thụ động, ỷ lại và đây chính là nguyên nhân khiến họ luôn “dậm chân tại chỗ” trong sự nghiệp.
2. Hiểu sếp
Hãy tìm hiểu mục tiêu trong sự nghiệp của sếp. Nếu bạn có thể biết được giá trị của sếp, những yếu tố giúp anh/chị ấy thành công, con đường thăng tiến của bạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn cũng nên tìm hiểu về cá tính và cách thức làm việc của anh/ chị ấy để làm việc ăn ý hơn với sếp.

3. Phát triển mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp
Bạn có thể làm rất tốt công việc của mình. Nhưng một khi bạn là người “bị ghét”, bạn khó mà thăng tiến trong sự nghiệp. Do đó, hãy cố gắng hài hòa đồng với đồng nghiệp, tôn trọng mọi người, ăn mặc phù hợp và tránh xa “hội buôn chuyện” của văn phòng.

4. Làm thêm giờ
Nếu có thể ở lại muộn hơn sau mỗi ngày làm việc hoặc vài giờ vào cuối tuần, bạn nên vui vẻ làm việc thêm giờ. Nó thể hiện sự cam kết của bạn với công việc cũng như công ty. Chắc chắn bạn sẽ được chú ý và đền đáp xứng đáng với công sức và sự chăm chỉ bỏ ra.

5. Biết khi nào nên ra đi
Hầu hết các nhà tư vấn nghề nghiệp sẽ có cùng một lời khuyên đối với những người trẻ tuổi: Hãy làm việc ở vị trí đó cho đến khi bạn học được nhiều nhất có thể từ nó. Sau đó, bạn nên thử một điều gì đó mới mẻ hơn, có thể là cùng công ty hoặc công ty mới. Điều quan trọng là bạn phải có cơ hội để phát triển. Một khi cảm thấy mình khó có cơ hội học hỏi và phát triển ở vị trí hiện tại, bạn nên ra đi.

6. Không xem thường những công việc vặt
Rất nhiều người trẻ khi mới bắt đầu đi làm chưa thực sự nghiêm túc với công việc. Trong khi đó, các công ty muốn trau dồi kinh nghiệm cho nhân viên trẻ nên yêu cầu họ phải làm từ những công việc nhỏ nhất như nghe điện thoai, gửi fax… Nhưng có lẽ nhiều nhân viên trẻ không coi đấy là học hỏi kinh nghiệm, họ làm việc một cách qua loa đại khái hay thậm chí với thái độ chống đối… Những người như vậy sẽ bị đánh giá là không nhiệt tình và vì thế cơ hội thăng tiến cũng khó khăn hơn.

7. Đặt mình vào vị trí của sếp
Nếu đặt mình vào vị trí của anh/chị ấy, bạn sẽ đánh giá cao điều gì ở nhân viên? Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ kiến thức, quan điểm, phong thái làm việc của sếp. Hơn nữa, đặt mình vào vị trí của người khác cũng là đề hiểu rõ hơn về chính bản thân mình.

8. Cư xử chuyên nghiệp
Không nên nói xấu công ty, khách hàng, sếp và đồng nghiệp. Đây là một việc đơn giản mà bất kì người nào cũng cần phải biết và nằm lòng. Nhưng hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều người trẻ đã tự huỷ hoại sự nghiệp của họ vì cách cư xử thiếu chuyên nghiệp.

9. Luôn linh hoạt
Không gì khiến sếp khó chịu hơn khi giao việc cho nhân viên và họ nói: “ Đó không phải là phần việc của tôi”. Đặc biệt, trong những doanh nghiệp nhỏ, công việc của bạn là bất kì việc gì sếp giao phó. Đôi khi bạn phải làm những việc không nằm trong bản mô tả công việc của mình. Vì vậy, hãy cố gắng thích nghi với mọi hoàn cảnh, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu và nhận được sự yêu quý của sếp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không