Kiến thức Đào tạo 7 bước nhận dạng mục đích giúp bạn có sự chuẩn bị...

7 bước nhận dạng mục đích giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất

8
Mục đích làm việc là đích đến của con đường tìm kiếm việc làm. Nếu không xác định được đích đến, bạn sẽ không biết phía cuối con đường của mình là gì. Không có nó, bạn sẽ lúng túng, quyết định không chính xác và bỏ lỡ những cơ hội việc làm.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
7 bước nhận dạng mục đích dưới đây giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất: 

1. Kiếm tiền mưu sinh 
Nếu bạn cần có tiền để giải quyết nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, thì những công việc thu nhập cao hơn sẽ là sự quan tâm đầu tiên. Trong trường hợp này, bạn hãy chấp nhận các điều kiện làm việc có thể khó khăn hơn (tiền nào của ấy), thậm chí chưa phù hợp với chuyên môn. Khi mục đích này không còn quá quan trọng, hãy nghĩ đến các cơ hội khác trong tương lai. 

2. Thực hành kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm
Lúc này, có thể tiền lương đã không còn là yếu tố hàng đầu. Thay vào đó, nguyện vọng lớn nhất của bạn là được làm đúng chuyên môn, có điều kiện được học tập, nâng cao chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm… Với mục đích như vậy, có khi bạn sẽ phải sẵn sàng làm “không công” cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tinh thần cầu tiến, khi bạn làm tốt công việc, nhà tuyển dụng sẽ không bỏ rơi bạn. 

3. Mở rộng môi trường giao tiếp xã hội 
Nếu bạn xác định chỉ cần có môi trường giao tiếp xã hội và… đi làm cho vui thì hai mục đích ở trên lại không quan trọng. Ở đây, bạn đang cần một môi trường làm việc tốt, hiện đại, một công việc không bị sức ép về cường độ lao động và thời gian. Bạn sẽ không gặt hái được kết quả cho mục đích này nếu thái độ lao động không nghiêm túc, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong môi trường đó. 

4. Xác lập vị trí trong xã hội
Nếu bạn cần xác lập vị trí nhất định trong xã hội thì uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp nơi làm việc là quan trọng nhất, các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Làm việc ở những nơi này, bắt buộc bạn phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, cả về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, sự cống hiến… 

5. Tự khởi sự doanh nghiệp 
Qua quá trình làm việc tích lũy được tiền bạc, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, giao tiếp, vốn sống xã hội… bạn sẽ quyết định khởi nghiệp, làm “ông chủ”. Lúc này, hãy tự trả lời các câu hỏi: “Có đủ vốn để khởi nghiệp?”. “Tự tạo dựng doanh nghiệp hay nhờ sự hỗ trợ của người khác?”. “Nhân công bao nhiêu?”. “Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là gì?”. “Sản phẩm, thị trường, khách hàng ra sao?”… Quan trọng là nên nghĩ về những rủi ro có thể gặp phải và các phương án giải quyết. 

6. “Xếp hàng” mục tiêu làm việc
Nếu bạn đặt ra nhiều mục đích như trên, thì nên sắp xếp thứ tự ưu tiên của các mục đích cần đạt được. Xác định mục đích không phù hợp sẽ làm cho quá trình tìm kiếm việc làm đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. 

7. Bạn không biết rõ mục đích cụ thể
Trong trường hợp này, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, chuyên gia tư vấn… Nếu không, bạn sẽ rất khó lựa chọn khi đứng trước quá nhiều cơ hội, để rồi lâm vào tình trạng “đứng núi này, trông núi nọ”, hoặc thất vọng khi lựa chọn công việc không phù hợp.

Theo Quản trị

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không