Kiến thức Con người 6 cách giúp đỡ nhân viên bạn vừa sa thải

6 cách giúp đỡ nhân viên bạn vừa sa thải

7
Sự thật cho thấy, cắt giảm nhân viên là một việc làm vô cùng khó khăn đối với những người quản lý. Họ cố gắng khiến cho việc này đến với nhân viên nhẹ nhàng nhất. Rất nhiều sếp cảm thấy bế tắc trong việc giúp đỡ những nhân viên bị cắt giảm.
Nếu bạn cũng là một trong những sếp như vậy, hãy thử 6 cách sau đây. Chắc chắn, bạn sẽ làm được nhiều điều cho nhân viên của mình hơn là những lời động viên suông.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Giúp đỡ nhân viên bạn vừa sa thải

1. Kiểm tra mạng lưới kinh doanh
Hãy tìm đến những khách hàng, những nhà đầu tư, đối thủ cạch tranh hay những người bạn quen biết trong giới kinh doanh, và tìm hiểu liệu họ có cần tuyển dụng nhân viên hay không. Dan Cohen, giảng viên trường Cornell về Công nghiệp và Mối quan hệ lao động, cựu giám đốc công ty chuyên về xây dựng cho biết: “Tôi thường nói chuyện với những doanh nhân khác khi quyết định sa thải một nhân viên nào đó”. Ông cũng cho biết thêm ông thường “chia sẻ nhân viên” với những công ty khác trước khi công ty có thể tuyển dụng lại anh ta toàn thời gian.

2. Thiết lập một diễn đàn trực tuyến để tập hợp những tài năng
Nhiều công ty sử dụng những nhóm trên mạng xã hội như LinkedIn, Facebook hay Twitter để liên kết với những nhân viên bị họ sa thải để làm một số việc cho công ty. Thiết lập diễn đàn là một cách hay để bạn theo dõi tình hình nhân viên và giới thiệu họ cho những nhà tuyển dụng khác. Hơn nữa, theo Kathryn Kerge, tư vấn nhân sự tại New York cho biết các sếp thực chất rất quan tâm đến khả năng nhân viên cũ của công ty tìm được việc trong những lĩnh vực công ty không thể đáp ứng cho họ thời điểm đó.

3. Thông báo cho nhân viên rõ ràng trước khi sa thải họ
Thông báo cho nhân viên trước một tháng về việc cắt giảm thay vì hai tuần hay ít hơn. Điều này sẽ giúp nhân viên có nhiều thời gian để tìm một công việc mới. Ngoài ra, trong thời gian này, bạn cũng nên tạo điều kiện cho nhân viên làm việc linh động một chút để đi phỏng vấn. Peter Cappelli, giám đốc Trung tâm nguồn nhân lực tại Wharton khuyên nếu không thông báo thời gian sa thải dư giả cho nhân viên, bạn nên đồng ý cho họ sử dụng máy in, fax, photo để chuẩn bị cho quá trình tìm việc.

4. Hướng dẫn nhân viên tìm đến nguồn lực địa phương
Những trung tâm việc làm được lập bởi trường đại học địa phương hay của chính phủ thường tổ chức những hội chợ việc làm, tư vấn cho người lao động, tập huấn… Giới thiệu nhân viên đến với những trung tâm như vậy là tạo điều kiện cho họ rất nhiều.

5. Là một người giới thiệu trung thực cho nhân viên
Những nhà tuyển dụng khác có thể nghĩ ban sa thải nhân viên này vì họ là một nhân viên tồi với kết quả công việc quá chán. Chính vì vậy, trở thành một người giới thiệu là cách hay nhất để bạn nói rõ thực tình và khẳng định kĩ năng và phong cách làm việc của nhân viên đó. Sally Klingel, giám đốc chương trình quản lý lao động tại trường Cornell chia sẻ: “Điều lớn nhất công ty có thể giúp nhân viên của mình là viết một bản giới thiệu lý tưởng”.

6. Giữ liên lạc
Nếu bạn giữ liên lạc với nhân viên, bạn có thể mời họ đển làm lại khi công ty cần. Thậm chí, bạn có thể mời họ làm bán thời gian vì bạn không muốn lãng phí một tài năng và vì nó đem lại lợi ích cho cả hai.

Theo Dân trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không