Con người chính là nguồn lực giá trị nhất trong tổ chức. Nếu biết cách tương tác hiệu quả với nhân viên, bạn sẽ tận dụng nguồn lực đó một cách tối đa và trở thành một người quản lý xuất sắc.
Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn hợp tác ăn ý với cấp dưới:
Nói chuyện với sự tôn trọng
Rất nhiều người quản lý cho rằng mình là cấp trên, mình có quyền ăn nói trịnh thượng với nhân viên để thể hiện quyền lực. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy bất mãn và trở nên chống đối lại chính mình với cách đối xử như vậy. Thay vào đó, hãy cư xử với nhân viên công bằng và nói chuyện với họ theo cách bạn muốn họ nói với bạn. Vì điều này, họ sẽ kính trọng bạn nhiều hơn.
Biết lắng nghe
Một sai lầm khác mà nhiều người quản lý mắc phải là luôn luôn nói mà không bao giờ lắng nghe cấp dưới. Bạn nên thay đổi chiều hướng đó. Hãy lắng nghe khi nhân viên bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Nếu họ biết bạn thực sự lắng nghe những lo lắng của họ và làm một điều gì đó để giải quyết vấn đề, họ sẽ sẵn sàng nói chuyện với bạn về những vấn đề quan trọng. Hãy mở rộng cánh cửa phòng mình để nhân viên biết rằng bạn là một người sếp thân thiết và quan tâm tới cấp dưới.
Trung thực và thẳng thắn
Nhân viên ghét bị sai bảo làm việc này, không lâu sau lại đổi sang việc khác. Nếu bạn nói điều gì với nhân viên, hãy làm theo những gì mình đã nói. Hãy trung thực và thẳng thắn với những nhận xét của mình thay vì nịnh nọt hay nói rằng nhân viên làm dưới mức kỳ vọng của bạn (trong khi thực tế không phải vậy). Hãy nhớ rằng, nếu bạn thường xuyên khen ngợi trước mặt nhưng nói xấu sau lưng họ, điều đó cũng sẽ xảy đến với bạn.
Tư tưởng cởi mở
Muốn thành công, bạn phải cởi mở khi nói chuyện với nhân viên. Điều này có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin và cho nhân viên biết rằng ý kiến của họ được ghi nhận. Đừng cho rằng họ là cấp dưới và phải lắng nghe lời khuyên của mình chứ mình không cần phải nhận lời khuyên nay ý kiến của họ.
Thường xuyên trò chuyện với nhân viên
Đừng để nhân viên chỉ có thể nhìn thấy và nói chuyện vào những dịp đặc biệt của công ty như họp báo hay hội thảo. Dù bận rộn và không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp, bạn vẫn có thể thể hiện sự quan tâm của mình qua email, điện thoại động viên, khích lệ nhân viên. Nếu không thể liên lạc với bạn thường xuyên, nhân viên có thể sẽ bàn tán và đưa ra những nhận định tiêu cực về bạn cũng như công ty.
Theo Dân Trí
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông