Doanh nghiệp gặp khó khăn với bài toán “nhân lực”
Kể từ 2006, sau 3 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Trong năm 2008, tổng vốn đầu tư FDI đạt hơn 64 tỷ USD, gấp 3 lần so với 2007 – Theo cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch đầu tư.
Bên cạnh nhiều cơ hội mới, sự tăng trưởng kinh tế với sự thâm nhập của nhiều thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam cũng mang đến nhiều thách thức về nguồn nhân lực như: thiếu hụt nguồn lao động cấp trung và cao cấp, chất lượng nguồn nhân lực, áp lực cạnh tranh về lương bổng, tranh giành nhân tài càng gay gắt hơn trên quy mô rộng hơn. Nếu như ở thị trường nước giải khát trước kia, người tiêu dùng chỉ biết đến Coca Cola và Pepsi thì giờ đây họ có nhiều sự lựa chọn hơn từ Tân Hiệp Phát, URC, Wonderfarm, San Miguel v…v…
Nhằm có thể trụ vững trên thị trường đầy những thách thức đó, các Doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến sản phẩm, công nghệ, hệ thống phân phối và đặc biệt là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của các Doanh nghiệp.
Bà Nguyệt Nguyễn – Giám Đốc tư vấn nhân sự Nhân Việt phát biểu: “Nhân sự được xem như là ‘nguyên khí’ của các Doanh nghiệp, là nguồn tài nguyên đem lại lợi ích cạnh tranh tốt nhất cho Doanh nghiệp vì theo các chuyên gia, đối thủ cạnh tranh đều có thể “nhái” thế chiến lược, phương thức kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ nhưng nhân tài không thể “sao chép” được.”
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế hiện nay đã dẫn đến việc suy giảm doanh thu, thị trường của các Doanh nghiệp bị thu hẹp, phát sinh nhiều vấn đề về nguồn nhân lực:
1. Tỉ lệ chảy máu chất xám, nhảy việc tăng cao:
Trước kia, tình trạng nhảy việc chỉ diễn ra ở lao động trẻ với mong muốn gia tăng thu nhập. Hiện nay trong tình cảnh kinh tế biến động, nhảy việc diễn ra ngày càng nhiều (10-13% mỗi năm ) với nhiều nguyên do hơn : Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mâu thuẫn với cấp trên, lộ trình phát triển nghề không rõ ràng, cơ cấu tổ chức không hợp lý, tái thiết công ty không hài hòa …
2. Đình công lao động gia tăng:
Trong 2 năm gần đây, nạn đình công tại Việt Nam đã không ngừng tăng cao. Theo thống kê có 387 vụ năm 2006 và 541 năm 2007. Số liệu không chính thức năm 2008, tổng cộng 775 vụ đình công tập thể, dẫn đến nhiều hệ lụy như: Sản xuất trì trệ không đạt kế hoạch, uy tín doanh nghiệp bị tổn hại trên thị trường v.v…
3. Năng xuất và hiệu quả làm việc suy giảm:
Đây cũng là yếu tố tác động khá lớn tới sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào những quyết sách mới của công ty, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân viên luôn cảm giác bất an về tương lai của chính mình…
Lời giải mới cho bài toán nhân lực : Nghiên cứu độ hài lòng của người lao động
Khái niệm về “Nghiên cứu độ hài lòng của người lao động” vẫn còn khá mới mẻ đối với các Doanh nghiệp Việt Nam dù rất phổ biến trên thế giới. Ở các tập đoàn nước ngoài, việc quan tâm tới Nghiên cứu độ hài lòng của người lao động được xem là quan trọng không thua gì việc Nghiên cứu độ hài lòng của khách hàng và được thực hiện nhằm duy trì sự ổn định của bộ máy nhân lực. Ngược lại ở các Doanh nghiệp Việt Nam “mức độ không hài lòng” của người lao động đã thể hiện bằng hành động đối phó lại.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu độ hài lòng của người lao động (nếu có) thì chỉ được thực hiện nội bộ do bộ phận Nhân Sự đảm trách. Việc này vẫn còn khá nhiều hạn chế như: kinh nghiệm chưa nhiều dẫn đến các sai sót ảnh hưởng, tốn kém chi phí và thời gian đầu tư, chưa cụ thể hóa kết quả với mục tiêu cần làm gì, bộ phận Nhân Sự chưa tạo đủ ảnh hưởng thuyết phục cấp điều hành để thực hiện thành công …
Bà Nguyệt cho biết: “Việc nghiên cứu độ hài lòng của người lao động không đơn giản. Doanh nghiệp cần có sự tham gia phối hợp của các đơn vị tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện và tiết kiệm chi phí đầu tư cho nguồn lực để thực hiện. Ngoài ra ở vai trò tư vấn bên thứ ba, tính khách quan sẽ tạo được niềm tin cho nhân viên để họ nói lên những cảm nhận về các vấn đề họ quan tâm nhất”.
Việc “Nghiên cứu độ hài lòng của người lao động” là một trong những cách thức hiệu quả nhất đo lường mức độ hài lòng và mức độ cam kết của nhân viên trong công ty. Thông qua việc nghiên cứu về môi trường làm việc và các yếu tố liên quan, các Doanh nghiệp có thể hiểu được thái độ cũng như ý kiến của người lao động để có giải pháp cho các vấn đề đặt ra.
Giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện nay
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tạo ra nhiều thách thức đối với sự tồn tại của các Doanh nghiệp Việt Nam. Theo hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam: Khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động, 60% doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do sự tác động của khủng hoảng.
Trong tình hình đó, các Doanh nghiệp Việt Nam đã chọn cho mình nhiều phương cách phù hợp để có thể đứng vững như: cắt giảm chi phí, sát nhập công ty, cắt giảm nhân sự hay tái cơ cấu bộ máy nhân sự. Bộ máy nhân sự lại là sự lựa chọn được đặt lên hàng đầu. Việc ổn định và hoàn thiện bộ máy nhân sự từ việc nghiên cứu độ hài lòng của người lao động mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các Doanh nghiệp:
Giảm thiểu tỉ lệ chảy máu chất xám, thu hút và giữ nhân tài;
Tăng năng suất, kết quả kinh doanh;
Giảm chi phí hoạt động;
Nâng cao tinh thần và sự tích cực của nhân viên đối với công ty;
Đo lường sự chấp nhận hay đối kháng để đổi mới và vạch ra hướng mới;
Nâng cao hiệu quả thông tin và chia sẻ vì mục đích chung;
Cấp quản lý và nhân viên cùng nhau đi tới mục tiêu đề ra.
Hơn nữa, các số liệu phân tích sau cuộc thẩm định nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động sẽ là cơ sở để thiết lập hoặc tái thiết lại cơ cấu, xây dựng bản sắc Doanh Nghiệp, điều chỉnh các chế dộ, chính sách, định vị thương hiệu “nhà tuyển dụng” trên thị trường. Qua đó sẽ giúp Doanh Nghiệp hình thành một nền tảng hệ thống nhân sự vững chắc. Và khi việc xây dựng một nền tảng nhân sự vững chắc là cũng tạo nên ưu thế lớn cho Doanh nghiệp vươn đến sự phát triển bền vững trong tương lai, khi suy thoái đi qua.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông