Một nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận rằng khi làm việc với những vị sếp không công bằng, các nhân viên nguy cơ dễ bị bệnh tim mạch. May mà các bá sĩ và chuyên gia về stress cho rằng người ta hoàn toàn có thể chế ngự nguy cơ này bằng những biện pháp rất đơn giản…
Theo một nghiên cứu do Archives of Internal Medicine thực hiện đối với 16.000 nhân viên văn phòng nam người Anh trong vòng 4 năm và mới được công bố gần đây, những nhân viên cảm thấy sếp đối xử công bằng với họ có nguy cơ bị các bệnh về tim mạch ít hơn 30% so với những nhân viên cảm thấy ngược lại.
Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây của Journal of the American College of Cardiology (tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ) kết luận rằng stress ở mức độ cao hay tình trạng trầm cảm vì áp lực công việc đều gây ra tác hại cho sức khỏe ngang bằng với các yếu tố rủi ro truyền thống như nhiều cholesterol trong máu và hút thuốc. Đối với các bác sĩ tim mạch, nghiên cứu này đã góp phần chứng minh rằng có một sự liên hệ giữa khối óc và tim. Đó cũng là cơ sở để họ kết luận rằng những ông sếp cay nghiệt, độc đoán và chuyên quyền được xem là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các nhân viên.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ và một số chuyên gia về stress, các nhân viên vẫn có thể sống chung vui vẻ với những “ông sếp sát thủ” (killing bosses). Vấn đề là ở chỗ họ có biết chế ngự những nỗi lo sợ của mình không. Không thể thay đổi tính cách của sếp mình, nhưng họ hoàn toàn có thể học cách xử lý những áp lực và lo lắng do sếp gây ra.
Từ thực tế trên, một số bệnh viện ở Mỹ đã xây dựng những chương trình giúp người bị stress nặng do công việc có thể sống vui khỏe hơn. Chương trình Sức khỏe tim mạch cho các nhà điều hành doanh nghiệp của Đại học Michigan là một ví dụ. Chương trình này chuyên tư vấn cho các nhân viên công sở các vấn đề dinh dưỡng, tập luyện thể thao và giảm stress. Điều quan trọng hơn là những bác sĩ tham gia chương trình muốn tập trung vào các biện pháp đơn giản để giảm stress ngay tại nơi làm việc. Bác sĩ Melvyn Rubenfire, người phụ trách khoa Phòng bệnh tim mạch của Đại học Michigan, nói: “Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là bạn đã có thế thư giãn được rồi”. Rubenfire khuyên các đối tượng của mình sử dụng những kỹ thuật đơn giản như nhìn vào những bức ảnh của gia đình, hình dung đến một nơi nghỉ mát tuyệt đẹp hay thậm chí tưởng tượng để biến một tình huống nan giải thành một câu chuyện hài hước.
Rubenfire cho rằng, sự công bằng của sếp không phải là yếu tố hàng đầu giúp các nhân viên giảm stress ở nơi làm việc, mà điều quan trọng là tự họ phải biết cách tạo ra sự thỏa mãn, hài lòng trong công việc. Trong môi trường làm việc đang bị công nghiệp hóa ngày càng cao, sự căng thăng suốt một ngày làm việc rất dễ dẫn đến stress . Nhà tâm lý và tư vấn điều hành doanh nghiệp Michael H. Kahn đã tìm hiểu cách các nhân viên kiếm soát stress nơi công sở và ảnh hưởng của cách làm đó đối với công việc của họ. Kahn rút ra kết luận: Có quá nhiều công ty, ở đó nhân viên không hiểu rằng nếu biết cách kiểm soát và dập tắt những đợt stress nhỏ mỗi ngày, họ có thể sống khỏe mạnh, vui vẻ hơn và làm việc có hiệu quả hơn.
“Mọi người cứ cắm đầu vào làm việc và chỉ đến cuối tuần hay cuối tháng mới nghĩ đến chuyện xả stress chì quả là nguy hiểm – Kahn phân tích như vậy. Tốt nhất các nhân viên nên nghỉ nhiều đợt, mỗi đợt dài năm phút trong mỗi ngày và học cách dự đoán, ứng xử với những tình huống căng thẳng. Điều này sẽ làm cho ngày làm việc kéo dài hơn, nhưng bạn có thể quay lại công việc với một năng lượng dồi dào hơn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông