Kiến thức Tuyển dụng Không nên tuyển dụng ” bản sao ” của sếp

Không nên tuyển dụng ” bản sao ” của sếp

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamKhi tuyển dụng nhân viên mới, bạn có thường tìm một người giống như mình không? Giống cả về phong cách, diện mạo, tài năng và văn hóa nữa? Thậm chí giống đến cả bằng cấp, những kinh nghiệm hay cả về giới tính, chủng tộc và tôn giáo?

Nếu bạn đang tuyển dụng theo cách này thì có nghĩa là bạn đang tuyển dụng theo cách “nhìn vào gương”. Vậy, mặt tích cực và hạn chế của hình thức tuyển dụng này như thế nào?

Rõ ràng bạn biết mình cần gì khi tuyển dụng một người mới: sự hiểu biết, các kỹ năng, thái độ, quan điểm và cách ứng xử của ứng viên. Và bạn có những lý do riêng để tuyển dụng “bản sao” của mình.

Bạn muốn một môi trường làm việc ít tranh cãi hơn, hòa đồng hơn và mất ít thời gian để hiểu nhau và anh ta sẽ làm việc ăn ý với bạn. Tuy nhiên mặt trái của việc tuyển dụng này là bạn có thể bỏ qua một số cơ hội để đối mặt với những khó khăn và giải quyết các vấn đề phức tạp. Thậm chí, bạn còn bỏ sót những nhân viên có các kỹ năng bổ sung cần thiết cho công ty để có thể làm tăng lợi nhuận, năng suất làm việc, tạo ra nhiều động lực, thách thức và môi trường làm việc cạnh tranh.

Khi bạn muốn tuyển dụng một người làm việc phù hợp và thích nghi nhanh chóng với mình thì rất có thể bạn sẽ tuyển một người trông giống như mình, nghĩ giống, thậm chí hành động và ứng xử cũng giống bạn, một chủ doanh nghiệp.

Trường hợp “ý nghĩ chung theo nhóm” khiến các nhân viên không thách thức lẫn nhau, không đặt ra các câu hỏi tại sao, không tạo ra được những ý kiến trái chiều và giảm đi sự lựa chọn trong các phương án, ý kiến và quan điểm… Bởi vì khi những người khác đã có suy nghĩ tương tự nhau thì chỉ cần ai đó có ý kiến khác cũng không bao giờ dám nói ra bởi họ sợ mình chẳng giống ai trong nhóm và do đó không được chấp nhận.

Mặc dù tuyển dụng “bản sao” có thể giúp bạn giải quyết được một vấn đề và hành động nhanh chóng nhưng chúng cũng chỉ đều đều như nhau mà không có một chút sáng tạo và đột phá nào cả.

Chính vì thế, là chủ doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc đến tính đa dạng khi tuyển dụng, không chỉ cân nhắc đến các yếu tố về giới tính, chủng tộc mà còn cả về những kỹ năng, thái độ, sự quan tâm, năng lực và kinh nghiệm của ứng viên.

Các nhân viên với những đặc điểm khác nhau có thể tạo ra sự cạnh tranh tích cực trong công việc. Sự khác biệt này giúp mọi người tạo ra những suy nghĩ, hành động, cảm nhận theo những cách mới, khác nhau.

Sáng tạo, hiệu quả, tinh thần và sự thỏa mãn công việc của nhân viên có thể tăng lên khi tính đa dạng tồn tại trong một môi trường cộng tác.

Mặc dù, sự khác biệt tạo ra những suy nghĩ, ý tưởng khác nhau cho quá trình sản xuất, cho sản phẩm, dịch vụ nhưng mọi người vẫn cần phải làm việc vì mục tiêu chung. Và nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì hãy sẵn sàng thử cái gì đó mới mẻ trong việc tuyển dụng đi, bạn sẽ thấy nhiều cơ hội cạnh tranh được bộ lộ rõ ràng.

Hãy thực hiện theo phương châm kinh doanh của Apple: “HÃY NGHĨ KHÁC”.

Theo Entrepreneur

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không