Kiến thức Con người “Lời khuyên” gì cho các….sếp

“Lời khuyên” gì cho các….sếp

15
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCó thể khuyên gì cho những con người giỏi giang này được đây? Thật ra, họ cũng rất cần bổ sung kiến thức để có thể làm công việc của mình một cách hiệu quả nhất và vì lý do đó, danh sách các cuộc hội thảo ngắn hạn, những khoá huấn luyện đang ngày càng được nối dài và thu hút ngày càng nhiều sự chú ý cũng như hưởng ứng của chính những nhà quản lý bậc cao này.

Chủ tịch tập đoàn Metropolis kể lại một chuyện có thật: Chủ một hãng chế tạo máy muốn chọn giám đốc tiếp thị. Phòng nhân sự giới thiệu lên cho ông 3 ứng cử viên ngang sức, ngang tài, nhưng trong đó 2 người được đào tạo bài bản về chế tạo máy, chưa kể họ đều có bằng marketing và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Nhìn qua hồ sơ thì khoảng cách giữa những ứng cử viên sáng giá này quả là không đáng kể. Người thứ 3 cũng là ứng cử viên xứng đáng – anh ta cũng có bằng đại học về chế tạo máy, có kinh nghiệm làm việc – nhưng lại chưa qua lớp đào tạo về marketing nào. Trong cuộc đua này, anh ta nhanh chóng trở thành người ngoài cuộc.

Trường hợp này rất điển hình, bởi vì rõ ràng, bằng cấp ngày càng trở nên quan trọng, thậm chí trở thành yếu tố quyết định, không chỉ trong thời điểm tuyển dụng mà trong suốt quá trình làm việc của một nhà quản lý.

Những chương trình đào tạo dành cho cấp giám đốc

Có rất nhất nhiều phương pháp bổ sung kiến thức dành cho cấp lãnh đạo, ví dụ:

1. Tư vấn riêng hay học riêng;

2. Tư vấn tập thể (trong những cuộc họp bàn để ra quyết định về các vấn đề cụ thể dưới sự hướng dẫn nhà tư vấn);

3. Hội thảo hay các khoá huấn luyện mở;

4. Những trò chơi kinh doanh ;

5. Các hội nghị bàn tròn dành cho lãnh đạo.

Tuy nhiên, có 3 hình thức huấn luyện sau đây được các nhà quản lý ưu tiên chọn lựa hơn cả:

1. Hội thảo ở cấp chuyên viên, giới thiệu về những khuynh hướng phát triển kinh tế hiện đại và kinh nghiệm thực tế từ các tập đoàn lớn trên thế giới;

2. Mini- MBA và các lớp ngắn hạn theo chủ đề, với mục đích giúp các học viên cao cấpcó thể lấp lỗ hổng kiến thức nhanh nhất;

3. Chương trình nâng cao tính hiệu quả trong công việc và cuộc sống cá nhân.

Nếu giám đốc muốn làm… sinh viên

Những người chịu trách nhiệm lên chương trình huấn luyện thường vấp phải khó khăn: mặc dù các đề nghị của họ đưa ra rất phong phú và đa dạng, nhưng các nhà quản lý đôi lúc không muốn hay không sẵn sàng tham gia.

Để bổ sung kiến thức, những ai có thể thu xếp thời gian và công việc thường chọn cách theo học các lớp tập trung với kiến thức hàn lâm, trong khi những gì họ cần ở đây không chỉ là lý thuyết.

Tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới luôn có hệ thống đào tạo và phát triển dành riêng cho cấp quản lý. Để tạo không gian giao tiếp chung, đồng thời phổ biến cho các học viên cao cấp này mục tiêu của nhóm, các chương trình đào tạo thường được soạn thảo theo những tiêu chuẩn đồng nhất. Trong khi thiết kế chương trình, mô hình thẩm quyền của lãnh đạo và mô hình thẩm quyền công ty cũng luôn được tính đến.

Việc nâng cao kiến thức cho cấp lãnh đạo cũng có thể thực hiện thông qua tư vấn hay các chương trình phát triển được xây dựng dành riêng cho từng cá nhân, qua các buổi thảo luận chuyên đề do giáo sư các trường kinh doanh hướng dẫn.

Những đòi hỏi cao cấp

Các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự đã thống kê một số kỹ năng cần phát triển ở bậc quản lý cao cấp mà các chương trình đào tạo phải chú ý để đưa vào giáo trình của mình.

Bảng liệt kê dài dằng dặc này được mở đầu bằng kỹ năng quản lý chiến lược, kỹ năng thông tin đối nội và đối ngoại cũng như khả năng làm việc trong những tình huống không ổn định hay khủng hoảng.

Hầu như mọi người đều thống nhất quan điểm rằng nhà quản lý cao cấp cần biết nhìn thấy triển vọng của công ty thông qua vô số sự kiện xảy ra hàng ngày. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần để ý đến hành vi cá nhân, đặc biệt trong những thời điểm quan trọng như đàm phán hay phỏng vấn. Các chương trình đào tạo cũng cần hướng dẫn phương pháp thu thập thông tin, lối làm việc và tư duy sáng tạo. Một điểm yếu nữa của các nhà quản lý cần được “để ý”trong chương trình đào tạo là kỹ năng tuyển chọn nhân viên.

Các nhà quản lý cao cấp cũng cần phải được bổ sung kiến thức về tiếp thị và tài chính, kỹ năng phân tích sự ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế vĩ mô đến toàn bộ nền kinh tế, kỹ năng phân tích nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng khác nhau, hiểu được những tiêu chuẩn của sự phát triển cân đối, kỹ năng quản lý tài sản, hiểu được cấu trúc vốn và những biện pháp thúc đẩy việc hoàn lại vốn đầu tư.

Lý trí và cảm tính

Thời gian gần đây, nhu cầu về việc tổ chức các kỳ huấn luyện tăng lên rõ rệt. Điều này có lẽ bắt nguồn từ khuynh hướng thực tế đòi hỏi những nhà quản lý phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Giám đốc là người học rộng hiểu nhiều, “tinh thông vạn quyển”nên việc bồi dưỡng kiến thức theo kiểu thuần lý thuyết không phải lúc nào cũng có ích đối với họ. Cái khó ở đây không phải là vấn đề làm gì, mà là làm như thế nào. Và đây cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo.

Những đợt huấn luyện dành riêng cho bậc quản lý cao cấp không hướng đến việc truyền đạt kiến thức cụ thể và phát triển những kỹ năng quản lý chuyên nghiệp nào đó. Những chương trình dạng này – theo lối nói của các hãng du lịch, mang tên incentive – tour – là phần thưởng của những công ty dành cho những nhân viên đạt thành tích cao trong công tác. Giá những chuyến đi như vậy không hề rẻ, nhưng có tác dụng thắt chặt các mối liên kết trong đội ngũ quản lý.

Có lần, tổng giám đốc công ty Penny Lane Consulting đề nghị cả ban giám đốc cùng tham gia một chương trình ngoại khoá, mặc dù trên thực tế, khoá học này giống những cuộc chơi tốn kém hơn là cung cấp các kỹ năng cần thiết cho người lãnh đạo công ty, ví dụ, học nhảy dù, đua ngựa, bơi lặn…Trong vòng vài tháng liền, cả ban lãnh đạo, cứ mỗi khi có thời gian rảnh rỗi là lại cùng nhau tập luyện, sau đó cùng đi du lịch để…thực hành.

Ngày nay, thị trường du lịch dạng “phần thưởng”này được đánh giá vào khoảng 25 tỷ USD.

Quyền lựa chọn

Các chương trình huấn luyện dành cho cấp quản lý ngày càng được phát triển rộng khắp theo nhu cầu của chính những nhà quản lý. Tuy nhiên, có những nhà quản lý không tin rằng các chương trình với sự góp mặt của giáo viên bên ngoài sẽ giúp ích cho họ. Đối với họ, việc thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ đem lại kết quả tốt hơn các chương trình học kia.

Giám đốc điều hành công ty đầu tư Troika Dialog thú nhận, ông thực sự không có thời gian để tham gia những khoá đào tạo hay huấn luyện. Ông chọn cách tự học thông qua kinh nghiệm của chính mình trong suốt thời gian làm việc, cụ thể là ông đều đặn theo dõi báo chí, sách, Internet.. và phân tích các sự kiện.

Quyết định như vậy cũng không hẳn đã sai lầm, bởi vì hầu hết các nhà quản lý cấp cao đều được đào tạo bài bản và có một nền kiến thức vững vàng. Những kiến thức đó cung cấp cho họ cái khung để tư duy, để phán đoán và từ đó rút kinh nghiệm. Người bình thường biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân, người thông minh biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm của người khác. Mà ở vị trí quản lý cấp cao thường là những con người thông minh.

Theo VnMedia

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không